Những bộ phận của tôm không nên ăn nhiều kẻo hại thân

02:09, 13/09/2019
.
Tôm giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, omega3. Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo rằng có một số bộ phận của tôm mà bạn nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe.

Ăn vỏ tôm

Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa.

Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.

Ăn mắt tôm

Trong dân gian nhiều người thường nghĩ rằng ăn mắt tôm bổ mắt, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu của cá nhà khoa học thì trên thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Nên khi ăn phần đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa.

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đây được gọi là đường tiêu hoá của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Những đường này thường chỉ thấy ở những con tôm to. Đường chỉ này tuy không nguy hiểm vì khi nấu chín thì các vi khuẩn đã chết. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khoẻ thì chúng ta nên làm sạch nó trước khi chế biến.

Lưu ý khi ăn tôm

Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Đặc biệt, tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giàu vitamin C vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.

Đáng chú ý, những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.

Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
 
Theo An AN/LĐO

 
 

.