Từ khoá “Cây đau xương” trả về gần 15 triệu kết quả khi được tìm kiếm trên công cụ Google. Loại cây này đã quá quen thuộc khi trở thành cứu tinh của những người bị đau nhức xương khớp, không chỉ có tác dụng hiệu quả, nó được ưa chuộng bởi không gây ra tác dụng phụ cho người dùng.
Cây thuốc Nam “danh bất hư truyền”
Cây đau xương hay còn gọi là dây đau xương, khoan cân đằng (trong tiếng Trung, khoan cân đằng mang nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khỏe mạnh). Đây là một loại cây thuốc Nam dạng thân leo, mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở nước ta.
Cây đau xương là một vị thuốc được lưu truyền nhiều trong dân gian ở miền núi các tỉnh phía Bắc. Ở Tây Bắc, cây đã được trồng rộng rãi để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, nhức mỏi toàn thân và còn được dùng làm thuốc bổ. Cây mọc khỏe, trồng bằng thân cây và có thể thu hái quanh năm.
Trong Đông y, đây là vị thuốc dùng để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, còn được dùng làm thuốc bổ, hoạt huyết, giúp lợi gân cốt. Một công dụng chính khác của vị thuốc này là khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Ngoài ra còn chữa tê bại, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn.
Đối với bệnh viêm khớp, ta thường áp dụng hai bài thuốc chính từ cây đau xương.
- Bài thuốc 1: Dùng thân cây đau xương cắt nhỏ, phơi hoặc sao khô, ngâm với rượu theo tỉ lệ 1:5. Ngày uống ba lần, mỗi lần một chén nhỏ. Đối với người bệnh không uống được rượu có thể thay bằng sắc cùng nước trắng, uống hàng ngày. Sử dụng đều đặn ít nhất nửa tháng sẽ thấy sự cải thiện xương khớp.
- Bài thuốc 2: Dùng lá cây đau xương giã nhỏ, trộn cùng rượu, đắp lên các vùng viêm, sưng. Thực hiện khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần đắp khoảng 30 phút. Trong 2-3 ngày đầu sau khi sử dụng, người bệnh sẽ thấy các biểu hiện cải thiện bệnh tình rõ rệt
Phương thuốc quý được giữ gìn và phát triển
Dựa trên những ghi chép từ y học cổ truyền, các công trình nghiên cứu về cây đau xương từ y học hiện đại cũng lần lượt ra đời. Các nhà khoa học đã tìm ra thành phần hóa học chủ yếu của cây đau xương là Alkaloid, một Acid Amin có tác dụng giảm đau, gây tê, chống viêm. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa, đặc biệt tốt cho người bị đau xương khớp.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã tìm thấy trong cành cây đau xương có chứa chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B giúp giảm viêm, làm giảm nhanh tình trạng khớp bị sưng, nóng, đỏ. Không chỉ vậy, chất này còn ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin, ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp giảm đau, hiệp đồng với thuốc an thần, lợi tiểu.
Từ các nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã khẳng định cây đau xương là vị thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi bệnh xương khớp cực tốt, có thể ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ xử lý về bệnh xương khớp.
Cây thuốc Nam “danh bất hư truyền”
Cây đau xương hay còn gọi là dây đau xương, khoan cân đằng (trong tiếng Trung, khoan cân đằng mang nghĩa là làm cho xương cốt được thư giãn khỏe mạnh). Đây là một loại cây thuốc Nam dạng thân leo, mọc hoang khắp nơi ở miền núi cũng như đồng bằng ở nước ta.
Cây đau xương |
Trong Đông y, đây là vị thuốc dùng để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương khớp, còn được dùng làm thuốc bổ, hoạt huyết, giúp lợi gân cốt. Một công dụng chính khác của vị thuốc này là khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc. Ngoài ra còn chữa tê bại, chấn thương tụ máu, sốt rét kinh niên. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn.
Đối với bệnh viêm khớp, ta thường áp dụng hai bài thuốc chính từ cây đau xương.
- Bài thuốc 1: Dùng thân cây đau xương cắt nhỏ, phơi hoặc sao khô, ngâm với rượu theo tỉ lệ 1:5. Ngày uống ba lần, mỗi lần một chén nhỏ. Đối với người bệnh không uống được rượu có thể thay bằng sắc cùng nước trắng, uống hàng ngày. Sử dụng đều đặn ít nhất nửa tháng sẽ thấy sự cải thiện xương khớp.
- Bài thuốc 2: Dùng lá cây đau xương giã nhỏ, trộn cùng rượu, đắp lên các vùng viêm, sưng. Thực hiện khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần đắp khoảng 30 phút. Trong 2-3 ngày đầu sau khi sử dụng, người bệnh sẽ thấy các biểu hiện cải thiện bệnh tình rõ rệt
Phương thuốc quý được giữ gìn và phát triển
Dựa trên những ghi chép từ y học cổ truyền, các công trình nghiên cứu về cây đau xương từ y học hiện đại cũng lần lượt ra đời. Các nhà khoa học đã tìm ra thành phần hóa học chủ yếu của cây đau xương là Alkaloid, một Acid Amin có tác dụng giảm đau, gây tê, chống viêm. Chất này có tác dụng dược lý đặc thù. Đặc biệt là đối với hệ thần kinh để chống viêm và giảm đau do thoái hóa, đặc biệt tốt cho người bị đau xương khớp.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã tìm thấy trong cành cây đau xương có chứa chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B giúp giảm viêm, làm giảm nhanh tình trạng khớp bị sưng, nóng, đỏ. Không chỉ vậy, chất này còn ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của Histamin và Acetylcholin, ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp giảm đau, hiệp đồng với thuốc an thần, lợi tiểu.
Từ các nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã khẳng định cây đau xương là vị thuốc Nam có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi bệnh xương khớp cực tốt, có thể ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ xử lý về bệnh xương khớp.
Theo SKĐS