Chứng hàn thấp do hàn tà từ ngoài xâm phạm (sương mưa lạnh, nằm ngồi nơi ẩm ướt, ăn thức ăn sống lạnh) kết hợp với tỳ dương không mạnh dẫn đến thủy thấp ứ đọng ở trong.
Người bệnh có biểu hiện: người nặng nề, các khớp xương co duỗi khó, đau; sợ lạnh, đau bụng, tiêu chảy, tiểu tiện không lợi, đới hạ nhờn trắng nhiều, rêu lưỡi trắng nhuận; mạch nhu hoãn.
Chứng hàn thấp hay gặp trong các bệnh: vị quản thống, hoắc loạn, tiết tả, lị tật, tý chứng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi vì người cao tuổi đa số có tỳ thận dương hư, khí không hóa được thủy nên dễ mắc chứng hàn thấp. Phương pháp chữa là giải biểu tán hàn, phương hương hóa trọc, ôn trung hóa thấp. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn tốt cho người bệnh.
Bài thuốc:
Bài 1 - Bất hoán kim chứng khí tán: hoắc hương 12g; trần bì, bán hạ, cam thảo, hậu phác, cát cánh, thương truật mỗi vị 8g; bạch chỉ 4g. Các vị tán bột, mỗi lần dùng 8g. Công dụng: hoá thấp giải biểu, hòa trung. Trị thấp trọc đọng ở trong kèm ngoại cảm gây nôn.
Bài 2 - Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 12g; trần bì, bán hạ, cam thảo, hậu phác, bạch truật, cát cánh mỗi vị 8g; đại phúc bì, phục linh, bạch chỉ, tô diệp mỗi vị 4g. Các vị tán bột, mỗi lần dùng 8 - 10g, uống với nước sắc sinh khương, đại táo. Công dụng giải biểu hóa thấp, lý khí hòa trung. Chữa ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ (sốt ớn rét, nhức đầu, bụng ngực căng tức, buồn nôn, nôn, ăn không được, sôi bụng, tiêu chảy, miệng nhạt ngọt, rêu lưỡi trắng nhờn). Nếu ớn rét, không ra mồ hôi, thêm kinh giới 8g, phòng phong 8g; nếu thực trệ, ngực bụng buồn bực, bỏ cam thảo, đại táo, thêm lục khúc 8g, kê nội kim 8g; nếu rêu lưỡi dày nhờn bẩn, có thể thay bạch truật bằng thương truật.
Bài 3: bột tiêu 3g, gừng tươi 6g, tử tô 6g. Sắc hoặc hãm uống. Dùng cho người đau quặn bụng do lạnh, nôn thổ, rối loạn tiêu hoá.
Bài 4: thần khúc 10g, nhục quế 10g, tiểu hồi 5g. Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 2g, ngày 2 - 3 lần. Trị đau do viêm loét dạ dày tá tràng thể hư hàn, đau do lạnh bụng...
Món ăn thuốc chữa bệnh tiêu hóa do hàn thấp
Cháo gừng nghệ: bột can khương (gừng khô) 3g, bột nghệ 3g, gạo tẻ 80 - 100g. Nấu cháo. Dùng tốt cho người tỳ vị hư hàn, đau quặn vùng thượng vị, nôn ói, tiêu chảy.
Đại táo hãm nước gừng hồ tiêu: bột tiêu 5g, gừng tươi 30g, đại táo 20g. Sắc hãm thành dạng chè táo để ăn. Thích hợp cho người loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng do tỳ vị hư hàn.
Nước dấm nóng đinh hương: nụ đinh hương 2 cái, dấm ăn 50ml, cho vào bát, đun cách thủy 10 phút, uống nóng. Dùng tốt cho người đau quặn bụng do lạnh.
Nước sắc mộc qua ý dĩ sinh khương: mộc qua 12g, gừng tươi 9g, ý dĩ 30g sắc hãm. Dùng cho người bị nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hoá.
Nhục quế đinh hương tán: đinh hương 15g, nhục quế 30g. Các vị tán mịn, chia làm 10 gói. Mỗi lần uống 1 gói trước bữa ăn với nước nóng pha chút rượu. Dùng tốt cho người bệnh đau quặn bụng âm ỉ, dai dẳng liên quan đến các chứng hàn thấp, tỳ vị hư hàn.
Người bệnh có biểu hiện: người nặng nề, các khớp xương co duỗi khó, đau; sợ lạnh, đau bụng, tiêu chảy, tiểu tiện không lợi, đới hạ nhờn trắng nhiều, rêu lưỡi trắng nhuận; mạch nhu hoãn.
Chứng hàn thấp hay gặp trong các bệnh: vị quản thống, hoắc loạn, tiết tả, lị tật, tý chứng. Bệnh gặp nhiều ở người cao tuổi vì người cao tuổi đa số có tỳ thận dương hư, khí không hóa được thủy nên dễ mắc chứng hàn thấp. Phương pháp chữa là giải biểu tán hàn, phương hương hóa trọc, ôn trung hóa thấp. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn tốt cho người bệnh.
Cát cánh là vị thuốc trong bài Bất hoán kim chứng khí tán trị thấp trọc đọng ở trong kèm ngoại cảm gây nôn. |
Bài 1 - Bất hoán kim chứng khí tán: hoắc hương 12g; trần bì, bán hạ, cam thảo, hậu phác, cát cánh, thương truật mỗi vị 8g; bạch chỉ 4g. Các vị tán bột, mỗi lần dùng 8g. Công dụng: hoá thấp giải biểu, hòa trung. Trị thấp trọc đọng ở trong kèm ngoại cảm gây nôn.
Bài 2 - Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 12g; trần bì, bán hạ, cam thảo, hậu phác, bạch truật, cát cánh mỗi vị 8g; đại phúc bì, phục linh, bạch chỉ, tô diệp mỗi vị 4g. Các vị tán bột, mỗi lần dùng 8 - 10g, uống với nước sắc sinh khương, đại táo. Công dụng giải biểu hóa thấp, lý khí hòa trung. Chữa ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ (sốt ớn rét, nhức đầu, bụng ngực căng tức, buồn nôn, nôn, ăn không được, sôi bụng, tiêu chảy, miệng nhạt ngọt, rêu lưỡi trắng nhờn). Nếu ớn rét, không ra mồ hôi, thêm kinh giới 8g, phòng phong 8g; nếu thực trệ, ngực bụng buồn bực, bỏ cam thảo, đại táo, thêm lục khúc 8g, kê nội kim 8g; nếu rêu lưỡi dày nhờn bẩn, có thể thay bạch truật bằng thương truật.
Bài 3: bột tiêu 3g, gừng tươi 6g, tử tô 6g. Sắc hoặc hãm uống. Dùng cho người đau quặn bụng do lạnh, nôn thổ, rối loạn tiêu hoá.
Bài 4: thần khúc 10g, nhục quế 10g, tiểu hồi 5g. Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 2g, ngày 2 - 3 lần. Trị đau do viêm loét dạ dày tá tràng thể hư hàn, đau do lạnh bụng...
Món ăn thuốc chữa bệnh tiêu hóa do hàn thấp
Cháo gừng nghệ: bột can khương (gừng khô) 3g, bột nghệ 3g, gạo tẻ 80 - 100g. Nấu cháo. Dùng tốt cho người tỳ vị hư hàn, đau quặn vùng thượng vị, nôn ói, tiêu chảy.
Đại táo hãm nước gừng hồ tiêu: bột tiêu 5g, gừng tươi 30g, đại táo 20g. Sắc hãm thành dạng chè táo để ăn. Thích hợp cho người loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng do tỳ vị hư hàn.
Nước dấm nóng đinh hương: nụ đinh hương 2 cái, dấm ăn 50ml, cho vào bát, đun cách thủy 10 phút, uống nóng. Dùng tốt cho người đau quặn bụng do lạnh.
Nước sắc mộc qua ý dĩ sinh khương: mộc qua 12g, gừng tươi 9g, ý dĩ 30g sắc hãm. Dùng cho người bị nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hoá.
Nhục quế đinh hương tán: đinh hương 15g, nhục quế 30g. Các vị tán mịn, chia làm 10 gói. Mỗi lần uống 1 gói trước bữa ăn với nước nóng pha chút rượu. Dùng tốt cho người bệnh đau quặn bụng âm ỉ, dai dẳng liên quan đến các chứng hàn thấp, tỳ vị hư hàn.
Theo BS. Tiểu Lan/SKĐS