Thời gian gần đây, nhiều người truyền cho nhau qua điện thoại di động, chat (yahoo messenger) hoặc một số diễn đàn trên mạng Internet về thông tin chất bảo quản hoa quả có chứa chất gây phá huỷ nội tạng. Thông tin này khiến người dân hoang mang, lo ngại về chất lượng hoa quả. Lựa chọn hoa quả an toàn và chất lượng là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm, nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
TS Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết về vấn đề này.
PV: Thời gian gần đây, nhiều người thường nhận được tin nhắn khuyến cáo không nên ăn hoa quả nhập ngoại vì có chứa chất gây phá huỷ nội tạng. Bà có ý kiến như thế nào trước thông tin này, thưa bà?
TS Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết về vấn đề này.
PV: Thời gian gần đây, nhiều người thường nhận được tin nhắn khuyến cáo không nên ăn hoa quả nhập ngoại vì có chứa chất gây phá huỷ nội tạng. Bà có ý kiến như thế nào trước thông tin này, thưa bà?
TS Lê Thị Hồng Hảo: Thông tin này hoàn toàn là không chính xác, ảnh hưởng rất lớn, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Khi người ta dùng chất bảo quản hoa quả nhằm 2 mục đích: chống thối và chống mốc. Trong phụ gia thực phẩm có rất nhiều phụ gia cho phép để bảo quản hoa quả. Một số người có thể lạm dụng thuốc trừ sâu để chống thối, bảo quản hoa quả. Nhưng những chất này không có tính chất phá huỷ nội tạng.
PV: Những chất bảo quản hoa quả có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người. Người tiêu dùng nên chọn mua hoa quả như thế nào để đảm bảo an toàn?
TS Lê Thị Hồng Hảo: Nếu người dân quá lạm dụng chất bảo quản, đặc biệt sử dụng thuốc trừ sâu để bảo quản hoa quả thì ảnh hưởng rất rõ rệt. Thuốc trừ sâu có nhiều trên hoa quả sẽ thấy triệu trứng ngộ độc cấp tính, khoảng 15-30 phút sau ăn. Hoặc sẽ có những chất tồn dư lại trong người.
Khi người tiêu dùng mua hoa quả cần mua những hoa quả tươi nhưng không phải là quá bóng bẩy. Chú ý là màu hoa quả tươi tự nhiên. Chúng ta cần chú ý vào lá và cuống, tránh trường hợp cuống bị dán thì chúng ta lắc thử cuống lá. Vì khi bảo quản hoa quả thì bao giờ lá và cuống cũng bị ảnh hưởng đầu tiên. Người dân nên mua hoa quả tươi tự nhiên có một lớp phấn nhẹ ở bên ngoài.
PV: Có cách nào để giảm bớt ảnh hưởng của chất bảo quản, để người dân yên tâm khi ăn hoa quả không, thưa bà?
TS Lê Thị Hồng Hảo: Để đảm bảo an toàn khi ăn hoa quả, những hoa quả không gọt vỏ thì phải rửa nhiều lần dưới vòi nước, còn hoa quả bóc vỏ, ta cũng nên rửa và bóc bỏ vỏ thì cũng giảm được rất nhiều ảnh hưởng của chất bảo quản đối với cơ thể.
Rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy có tác dụng rất nhiều so với việc ngâm vào nước muối hay là dùng thiết bị sục ozon. Thuốc trừ sâu và chất bảo quản đa số là các chất khó tan trong nước, nên rửa nhiều lần có tác dụng hơn. Ozon không có tác dụng loại trừ thuốc trừ sâu hay chất bảo quản, tác dụng chính của nó là diệt vi khuẩn.
PV: Xin cảm ơn bà./.
PV: Những chất bảo quản hoa quả có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ con người. Người tiêu dùng nên chọn mua hoa quả như thế nào để đảm bảo an toàn?
TS Lê Thị Hồng Hảo: Nếu người dân quá lạm dụng chất bảo quản, đặc biệt sử dụng thuốc trừ sâu để bảo quản hoa quả thì ảnh hưởng rất rõ rệt. Thuốc trừ sâu có nhiều trên hoa quả sẽ thấy triệu trứng ngộ độc cấp tính, khoảng 15-30 phút sau ăn. Hoặc sẽ có những chất tồn dư lại trong người.
Khi người tiêu dùng mua hoa quả cần mua những hoa quả tươi nhưng không phải là quá bóng bẩy. Chú ý là màu hoa quả tươi tự nhiên. Chúng ta cần chú ý vào lá và cuống, tránh trường hợp cuống bị dán thì chúng ta lắc thử cuống lá. Vì khi bảo quản hoa quả thì bao giờ lá và cuống cũng bị ảnh hưởng đầu tiên. Người dân nên mua hoa quả tươi tự nhiên có một lớp phấn nhẹ ở bên ngoài.
PV: Có cách nào để giảm bớt ảnh hưởng của chất bảo quản, để người dân yên tâm khi ăn hoa quả không, thưa bà?
TS Lê Thị Hồng Hảo: Để đảm bảo an toàn khi ăn hoa quả, những hoa quả không gọt vỏ thì phải rửa nhiều lần dưới vòi nước, còn hoa quả bóc vỏ, ta cũng nên rửa và bóc bỏ vỏ thì cũng giảm được rất nhiều ảnh hưởng của chất bảo quản đối với cơ thể.
Rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy có tác dụng rất nhiều so với việc ngâm vào nước muối hay là dùng thiết bị sục ozon. Thuốc trừ sâu và chất bảo quản đa số là các chất khó tan trong nước, nên rửa nhiều lần có tác dụng hơn. Ozon không có tác dụng loại trừ thuốc trừ sâu hay chất bảo quản, tác dụng chính của nó là diệt vi khuẩn.
PV: Xin cảm ơn bà./.
Theo VOV