Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học tại Đại học London, Anh tìm thấy hơi nước trong khí quyển của ngoại hành tinh ở cách Trái đất 110 năm ánh sáng.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 11/9. Ngoại hành tinh Exoplanet K2-18b được xác định là nơi có điều kiện nhiệt độ phù hợp với sự sống, gần giống với Trái đất. K2-18b nằm trong Hệ Mặt trời, gấp đôi kích thước Trái đất và có khối lượng gấp 8 lần. Nó quay xung quanh một ngôi sao lùn đỏ ở cách Trái Đất 110 năm ánh sáng trong chòm sao Leo. Hành tinh này được phát hiện lần đầu tiên năm 2015 bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu lưu trữ do kính viễn vọng không gian Hubble thu thập trong hai năm 2016-2017, bao gồm ảnh chụp ngoại hành tinh đi qua phía trước ngôi sao chủ. Họ tìm thấy dấu hiệu của hơi nước trong khí quyển khi nhập dữ liệu vào thuật toán. Họ cũng quan sát được hydro và heli, hai nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ.
Hơi nước được tìm thấy trong bầu khí quyển của các hành tinh khác nhưng đây là lần đầu tiên hơi nước được phát hiện ở khu vực có thể sinh sống được. Nhiệt độ ở khu vực này không quá cao, không quá thấp.
Hiện các nhà khoa học vẫn cần thêm dữ liệu để xác định loại mây bao phủ K2-18b, có bao nhiêu nước trong khí quyển và liệu nước có đang hình thành trên bề mặt hình tinh này giống như trên Trái đất hay không.
“Hoàn toàn có thể đây là thủy giới”, một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, bà Giovanna Tinetti (Giáo sư thiên văn học Đại học London), nhận định. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định sự tồn tại của đại dương trên hành tinh này.
Ước tính, nhiệt độ trên K2-18b vào khoảng âm 73 độ C (ban đêm) và 66 độ C (ban ngày). Sự chênh lệch nhiệt độ là lớn nhưng không quá xa mức nhiệt ở trên Trái đất.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu xem liệu có các phân tử liên kết gần gũi với sự sống mà con người từng biết hay không, như nitrogen hay methane chẳng hạn.
Kính viễn vọng không gian Hubble chỉ nhạy với dấu hiệu của nước, nhưng những kính viễn vọng tương lai như James Webb của NASA và ARIEL của Cơ quan Vũ trụ châu Âu có thể nghiên cứu khí quyển ngoại hành tinh chi tiết hơn nhờ các thiết bị cao cấp. Nhóm nghiên cứu cho rằng những nguyên tố như nitrogen hay methane có thể tồn tại trong khí quyển của K2-18b.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu lưu trữ do kính viễn vọng không gian Hubble thu thập trong hai năm 2016-2017, bao gồm ảnh chụp ngoại hành tinh đi qua phía trước ngôi sao chủ. Họ tìm thấy dấu hiệu của hơi nước trong khí quyển khi nhập dữ liệu vào thuật toán. Họ cũng quan sát được hydro và heli, hai nguyên tố dồi dào nhất trong vũ trụ.
Hơi nước được tìm thấy trong bầu khí quyển của các hành tinh khác nhưng đây là lần đầu tiên hơi nước được phát hiện ở khu vực có thể sinh sống được. Nhiệt độ ở khu vực này không quá cao, không quá thấp.
Hiện các nhà khoa học vẫn cần thêm dữ liệu để xác định loại mây bao phủ K2-18b, có bao nhiêu nước trong khí quyển và liệu nước có đang hình thành trên bề mặt hình tinh này giống như trên Trái đất hay không.
“Hoàn toàn có thể đây là thủy giới”, một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, bà Giovanna Tinetti (Giáo sư thiên văn học Đại học London), nhận định. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định sự tồn tại của đại dương trên hành tinh này.
Ước tính, nhiệt độ trên K2-18b vào khoảng âm 73 độ C (ban đêm) và 66 độ C (ban ngày). Sự chênh lệch nhiệt độ là lớn nhưng không quá xa mức nhiệt ở trên Trái đất.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu xem liệu có các phân tử liên kết gần gũi với sự sống mà con người từng biết hay không, như nitrogen hay methane chẳng hạn.
Kính viễn vọng không gian Hubble chỉ nhạy với dấu hiệu của nước, nhưng những kính viễn vọng tương lai như James Webb của NASA và ARIEL của Cơ quan Vũ trụ châu Âu có thể nghiên cứu khí quyển ngoại hành tinh chi tiết hơn nhờ các thiết bị cao cấp. Nhóm nghiên cứu cho rằng những nguyên tố như nitrogen hay methane có thể tồn tại trong khí quyển của K2-18b.
Theo BT/Chinhphu.vn