Các quan chức Nga và Mỹ sẽ tiến hành các cuộc đàm phán về việc gia hạn hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân vào cuối tháng này.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Một loại tên lửa của quân đội Mỹ. Ảnh tư liệu: The Moscow Times |
Đây là thông báo được đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí đưa ra hôm 9/6.
Theo kế hoạch, các quan chức hai nước sẽ gặp nhau vào ngày 22/6 tới tại Vienna, Áo để khởi động các cuộc đàm phán về Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, vốn sẽ hết hiệu lực từ tháng 2 năm sau. Văn kiện này kêu gọi các bên tham gia giảm một nửa kho dự trữ bệ phóng tên lửa hạt nhân chiến lược.
Quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là hiệp ước vũ khí chiến lược mới phải có sự tham gia của Trung Quốc. Đáp lại câu hỏi về việc liệu có đưa Trung Quốc đến bàn đàm phán hay không, phát biểu trong cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Quan hệ đối ngoại từ Moscow, ông Ryabkov khẳng định câu trả lời của ông là không. "Giờ đây mọi chuyện tùy thuộc vào phía Mỹ", Washington sẽ quyết định cần tiếp tục cuộc đối thoại này với Nga, hoặc sự tham gia của Trung Quốc có phải là điều kiện tiên quyết cho việc Mỹ tiếp tục tham gia cuộc đối thoại có ý nghĩa và được chờ đợi với Nga về kiểm soát vũ khí.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ryabkov cũng cho biết, Nga không phản đối việc Mỹ mời Trung Quốc tham gia, nhưng điều đó cần có sự đồng thuận của Bắc Kinh. Ngược lại, ông cũng cho rằng các đồng minh của Mỹ như Anh và Pháp, cũng là các cường quốc hạt nhân có kho dự trữ chiến lược ở quy mô nhỏ, cần tham gia các cuộc đàm phán này.
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí, có trụ sở tại Washington, Mỹ và Nga mỗi nước sở hữu hơn 6.000 đầu đạn hạt nhân. Trong khi Trung Quốc chỉ có 290, Pháp có 300 và Anh có 200. Các nước khác như Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên sở hữu kho vũ khí quy mô nhỏ hơn.
Theo VTV.vn