Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phê chuẩn công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về phòng chống tham nhũng (UNCAC). Tính đến nay, kể cả Việt Nam, đã có hơn 140 nước trên thế giới ký phê chuẩn UNCAC và coi đó là nghĩa vụ của quốc gia mình.
Phòng chống tham nhũng đã thành một mục tiêu và nghĩa vụ toàn cầu, điều đó cho thấy nguy cơ do tham nhũng tạo nên cũng đã là nguy cơ mang tính toàn cầu. Lâu nay, nói tới tham nhũng ở Việt Nam thì ai cũng lắc đầu coi đó là "căn bệnh mãn tính", nhưng cách phòng chống như thế nào thì vẫn còn là chuyện quốc gia mình "tự kê đơn bốc thuốc cho mình". Nay thì đã có UNCAC, có hẳn một công ước LHQ về phòng chống tham nhũng, nghĩa là đã có những "toa thuốc" chung "trị bệnh" này trên toàn thế giới mà Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng để "điều trị" cho quốc gia mình. Thế giới đã nhận ra tác hại khủng khiếp của nạn tham nhũng, và đã đồng lòng ra nghị quyết hứa hẹn cùng sát cánh với nhau để bài trừ nó.
Cũng như vấn nạn ma túy hay đại dịch HIV/AIDS, nạn tham nhũng không chỉ làm mọt ruỗng quốc gia từ bên trên và bên trong, nó còn mang di họa tới nhiều thế hệ sau. Tham nhũng không chỉ moi móc ngân khố quốc gia, nó còn khiến quốc gia chao đảo khi tàn phá tài nguyên và môi trường, và nhất là khi làm xói mòn dẫn tới tan vỡ niềm tin của cộng đồng, của dân tộc về những chuẩn mực đạo đức, về những nghĩa vụ và trách nhiệm mà công dân cần phải có với quốc gia, với cộng đồng.
Sự mất lòng tin và coi thường những giá trị cốt lõi của đạo đức, của nhân cách giữa những con người một khi tham nhũng xuất hiện và lộng hành là những thiệt hại lớn lao và là những di họa sâu xa nhất mà tham nhũng mang tới cho một quốc gia. Bởi một điều, tham nhũng chỉ xuất hiện trong hàng ngũ những quan chức và công chức, những tầng lớp được coi là "công bộc của dân" là đại diện của dân, nghĩa là những tầng lớp "được chọn lọc", vì thế tác hại của nó càng to lớn, và sự mất lòng tin của người dân vào chế độ do tham nhũng gây ra là khó lường hết.
LHQ có lẽ cũng đã nhận ra tai họa này trên toàn thế giới nên đã có UNCAC-một Công ước đẩy vấn nạn tham nhũng về chiến tuyến đối lập với toàn nhân loại, với những người có lương tâm trên toàn thế giới. Khi tham nhũng đã trở thành "bệnh thế giới" như thế, và sự chữa trị căn bệnh này không hề đơn giản và không thể khiến nó tiệt nọc trong thời gian ngắn, thì sự cam kết của Việt Nam đứng vào "chiến tuyến chống tham nhũng" toàn thế giới này có thể coi là một quyết tâm, một lời hứa của những người lãnh đạo Việt Nam trước thế giới. Những sự phối hợp quốc tế trong phòng chống tham nhũng trong Công ước UNCAC sẽ hữu hiệu hơn nếu mỗi quốc gia tham gia phê chuẩn công ước này thật lòng hợp tác với nhau và cùng nhau chống tham nhũng. Bởi cũng giống như ma túy hay HIV/AIDS, tham nhũng ngày nay đã xuyên quốc gia và đã mang tầm thế giới. Vì thế, không một quốc gia đơn độc nào có thể tự mình bài trừ căn bệnh tham nhũng, mà phải cần có những hợp tác quốc tế.
Phòng chống tham nhũng đã thành một mục tiêu và nghĩa vụ toàn cầu, điều đó cho thấy nguy cơ do tham nhũng tạo nên cũng đã là nguy cơ mang tính toàn cầu. Lâu nay, nói tới tham nhũng ở Việt Nam thì ai cũng lắc đầu coi đó là "căn bệnh mãn tính", nhưng cách phòng chống như thế nào thì vẫn còn là chuyện quốc gia mình "tự kê đơn bốc thuốc cho mình". Nay thì đã có UNCAC, có hẳn một công ước LHQ về phòng chống tham nhũng, nghĩa là đã có những "toa thuốc" chung "trị bệnh" này trên toàn thế giới mà Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng để "điều trị" cho quốc gia mình. Thế giới đã nhận ra tác hại khủng khiếp của nạn tham nhũng, và đã đồng lòng ra nghị quyết hứa hẹn cùng sát cánh với nhau để bài trừ nó.
Cũng như vấn nạn ma túy hay đại dịch HIV/AIDS, nạn tham nhũng không chỉ làm mọt ruỗng quốc gia từ bên trên và bên trong, nó còn mang di họa tới nhiều thế hệ sau. Tham nhũng không chỉ moi móc ngân khố quốc gia, nó còn khiến quốc gia chao đảo khi tàn phá tài nguyên và môi trường, và nhất là khi làm xói mòn dẫn tới tan vỡ niềm tin của cộng đồng, của dân tộc về những chuẩn mực đạo đức, về những nghĩa vụ và trách nhiệm mà công dân cần phải có với quốc gia, với cộng đồng.
Sự mất lòng tin và coi thường những giá trị cốt lõi của đạo đức, của nhân cách giữa những con người một khi tham nhũng xuất hiện và lộng hành là những thiệt hại lớn lao và là những di họa sâu xa nhất mà tham nhũng mang tới cho một quốc gia. Bởi một điều, tham nhũng chỉ xuất hiện trong hàng ngũ những quan chức và công chức, những tầng lớp được coi là "công bộc của dân" là đại diện của dân, nghĩa là những tầng lớp "được chọn lọc", vì thế tác hại của nó càng to lớn, và sự mất lòng tin của người dân vào chế độ do tham nhũng gây ra là khó lường hết.
LHQ có lẽ cũng đã nhận ra tai họa này trên toàn thế giới nên đã có UNCAC-một Công ước đẩy vấn nạn tham nhũng về chiến tuyến đối lập với toàn nhân loại, với những người có lương tâm trên toàn thế giới. Khi tham nhũng đã trở thành "bệnh thế giới" như thế, và sự chữa trị căn bệnh này không hề đơn giản và không thể khiến nó tiệt nọc trong thời gian ngắn, thì sự cam kết của Việt Nam đứng vào "chiến tuyến chống tham nhũng" toàn thế giới này có thể coi là một quyết tâm, một lời hứa của những người lãnh đạo Việt Nam trước thế giới. Những sự phối hợp quốc tế trong phòng chống tham nhũng trong Công ước UNCAC sẽ hữu hiệu hơn nếu mỗi quốc gia tham gia phê chuẩn công ước này thật lòng hợp tác với nhau và cùng nhau chống tham nhũng. Bởi cũng giống như ma túy hay HIV/AIDS, tham nhũng ngày nay đã xuyên quốc gia và đã mang tầm thế giới. Vì thế, không một quốc gia đơn độc nào có thể tự mình bài trừ căn bệnh tham nhũng, mà phải cần có những hợp tác quốc tế.
Thanh Thảo