(Baoquangngai.vn)- Theo truyền thống, lễ cúng 30 Tết còn gọi là lễ tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình.
(Baoquangngai.vn)- Theo truyền thống, lễ cúng 30 Tết còn gọi là lễ tất niên thường được tổ chức vào chiều ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng Chạp không đủ 30 ngày). Tuy nhiên, ngày nay, các gia đình có thể sắp xếp tổ chức tiệc tất niên sớm hơn một chút tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình. |
Trong các dịp lễ tết, người dân miền Bắc luôn chuẩn bị cầu kỳ các nghi lễ và đồ cúng. Đặc biệt mâm cỗ mặn cúng tất niên, 3 ngày Tết thường rất bài bản.
Dưới đây là gợi ý những món ăn trong mâm cỗ cúng 30 Tết của người miền Bắc:
Bánh chưng.
Dưa hành.
Giò nạc, giò thủ.
Món xào
Nem.
Rau nộm.
Măng ninh lưỡi lợn.
Mọc nước.
Cơm 3 bát.
Trên mâm cỗ tết thường sắp xếp theo hình thức 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.
Bốn bát chủ đạo của mâm cỗ thường được chế biến tinh tế như bát bóng thả, bát mọc nấu với nấm hương, bát giò hầm măng lưỡi lợn, bát miến dong nấu với nước dùng gà và rau củ… có khi là sơn hào hải vị như bát vây, bát hải sâm, bát bồ câu tần hạt sen…
Bốn đĩa gồm: đĩa gà luộc lá chanh, đĩa thịt heo, đĩa giò lụa, đĩa chả quế. Rồi có thể thêm đĩa nem rán, đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nộm su hào, đĩa hành cuộn, đĩa cá kho riềng, đĩa rau củ xào với lòng gà hoặc đĩa xào hạnh nhân…
Trên mâm cỗ cũng không thể thiếu bánh chưng kèm dưa hành, hoặc đĩa xôi gấc, xôi vò.
Ngoài các món mặn, gia chủ dâng hoa tươi hoặc cành đào nhỏ, trầu cau, trà rượu, gạo muối.
Với các gia đình cúng chay thì có thể dâng cúng mâm cơm chay đơn giản hơn: Bánh chưng chay, chè kho, chè bà cốt (chè con ong), cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.
L.H
(th)