(Báo Quảng Ngãi)- Hiện nay, số học sinh THCS, THPT đi xe đạp điện, xe máy điện, xe mô tô, xe gắn máy đến trường gia tăng đáng kể. Vì thế, ngành giáo dục đã đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhằm giáo dục an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh.
Ý thức tham gia giao thông còn hạn chế
Theo các nghiên cứu về ATGT cho thấy, 90% tai nạn giao thông (TNGT) liên quan tới trẻ em là học sinh THPT. Nguyên nhân chính là do ý thức tham gia giao thông ở lứa tuổi này còn hạn chế, trong khi sự thay đổi phương tiện từ đi bộ, đi xe đạp sang xe điện và xe máy ngày càng nhiều, làm gia tăng nguy cơ TNGT.
Em Nguyễn Vũ Cẩm Giang, Trường THCS thị trấn La Hà (Tư Nghĩa) chia sẻ: “Phương tiện giao thông rất nhiều, nhưng các bạn vẫn đi dàn hàng hai, hàng ba trên đường dễ gây ra tai nạn. Các bạn nên chấp hành pháp luật về ATGT khi ra đường, để đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi đường”.
Theo kết quả một khảo sát mới đây, tỷ lệ tử vong của nhóm học sinh được đánh giá có xu hướng tăng lên trong hai năm trở lại đây. Các nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả xấu là do học sinh đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và trong lúc đi đường thiếu quan sát xung quanh...
Em Võ Thị Duyên Quỳnh, Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (Nghĩa Hành) chia sẽ: “Quan trọng nhất vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Lứa tuổi chúng em cần phải nhận thức được hậu quả của TNGT. Khi tai nạn xảy ra, các bạn không chỉ thiệt hại về tài sản, mà còn để lại nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cho bản thân và gia đình. Nếu ý thức được điều đó sẽ góp phần tránh hiểm họa xảy ra cho mình và mọi người”.
Tuyên truyền bằng nhiều hình thức
Để giảm thiểu TNGT, ngành giáo dục và các cơ quan liên quan đã có nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh. Việc lồng ghép, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông vào các hoạt động cộng đồng, văn hóa, văn nghệ làm cho nội dung tuyên truyền trở nên dễ hiểu và gần gũi.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Ngọc Thái cho biết: "Toàn tỉnh có khoảng 270 nghìn học sinh. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức chấp hành các quy định về trật tự ATGT là hết sức cần thiết. Để làm tốt điều này, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường tuyên truyền, nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về ATGT cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức giảng dạy, lồng ghép nội dung ATGT trong các giờ chính khóa thông qua các môn học theo quy định...”.
Đối với miền núi, rất ít học sinh có điều kiện tiếp cận với đèn tín hiệu và biển báo ATGT. Hơn nữa, khả năng nhận thức của các em còn hạn chế, nên nhà trường chỉ tuyên truyền những nội dung thiết thực nhất. Cô giáo Trần Thị Huyền, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Sơn Mùa (Sơn Tây) cho hay: “Địa hình miền núi nhiều dốc, nên phụ huynh cho con em đi xe máy đến trường. Vì vậy, giáo viên khuyến cáo các em đi xe dưới 50 phân khối, đồng thời tuyên truyền để phụ huynh đưa con đến trường”.
Em Đinh Hoàng Hải, học lớp 8B, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Sơn Mùa là một trong số những học sinh miền núi không đi xe máy đến trường. Hải chia sẻ: “Em thường được chọn để tham gia các hội thi về ATGT, nên em hiểu những hậu quả của việc không chấp hành quy định về ATGT. Vì vậy, mỗi ngày em dành 30 phút đi bộ đến trường. Những hôm ba mẹ không lên rẫy thì chở em đi học bằng xe máy. Em nghĩ đi bộ hay để ba mẹ đưa đến trường sẽ an toàn hơn”.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ý thức tham gia giao thông còn hạn chế
Theo các nghiên cứu về ATGT cho thấy, 90% tai nạn giao thông (TNGT) liên quan tới trẻ em là học sinh THPT. Nguyên nhân chính là do ý thức tham gia giao thông ở lứa tuổi này còn hạn chế, trong khi sự thay đổi phương tiện từ đi bộ, đi xe đạp sang xe điện và xe máy ngày càng nhiều, làm gia tăng nguy cơ TNGT.
Ngành giáo dục đẩy mạnh tuyên truyền về an toàn giao thông. |
Theo kết quả một khảo sát mới đây, tỷ lệ tử vong của nhóm học sinh được đánh giá có xu hướng tăng lên trong hai năm trở lại đây. Các nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả xấu là do học sinh đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và trong lúc đi đường thiếu quan sát xung quanh...
Em Võ Thị Duyên Quỳnh, Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (Nghĩa Hành) chia sẽ: “Quan trọng nhất vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Lứa tuổi chúng em cần phải nhận thức được hậu quả của TNGT. Khi tai nạn xảy ra, các bạn không chỉ thiệt hại về tài sản, mà còn để lại nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cho bản thân và gia đình. Nếu ý thức được điều đó sẽ góp phần tránh hiểm họa xảy ra cho mình và mọi người”.
Tuyên truyền bằng nhiều hình thức
Để giảm thiểu TNGT, ngành giáo dục và các cơ quan liên quan đã có nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh. Việc lồng ghép, phổ biến các quy định của pháp luật về giao thông vào các hoạt động cộng đồng, văn hóa, văn nghệ làm cho nội dung tuyên truyền trở nên dễ hiểu và gần gũi.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Ngọc Thái cho biết: "Toàn tỉnh có khoảng 270 nghìn học sinh. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức chấp hành các quy định về trật tự ATGT là hết sức cần thiết. Để làm tốt điều này, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường tuyên truyền, nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật về ATGT cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tổ chức giảng dạy, lồng ghép nội dung ATGT trong các giờ chính khóa thông qua các môn học theo quy định...”.
Đối với miền núi, rất ít học sinh có điều kiện tiếp cận với đèn tín hiệu và biển báo ATGT. Hơn nữa, khả năng nhận thức của các em còn hạn chế, nên nhà trường chỉ tuyên truyền những nội dung thiết thực nhất. Cô giáo Trần Thị Huyền, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Sơn Mùa (Sơn Tây) cho hay: “Địa hình miền núi nhiều dốc, nên phụ huynh cho con em đi xe máy đến trường. Vì vậy, giáo viên khuyến cáo các em đi xe dưới 50 phân khối, đồng thời tuyên truyền để phụ huynh đưa con đến trường”.
Em Đinh Hoàng Hải, học lớp 8B, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Sơn Mùa là một trong số những học sinh miền núi không đi xe máy đến trường. Hải chia sẻ: “Em thường được chọn để tham gia các hội thi về ATGT, nên em hiểu những hậu quả của việc không chấp hành quy định về ATGT. Vì vậy, mỗi ngày em dành 30 phút đi bộ đến trường. Những hôm ba mẹ không lên rẫy thì chở em đi học bằng xe máy. Em nghĩ đi bộ hay để ba mẹ đưa đến trường sẽ an toàn hơn”.
Bài, ảnh: TRỊNH PHƯƠNG