Tại vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích sắn toàn vùng trong năm 2019 đạt gần 157.000 ha, chiếm hơn 30% diện tích sắn cả nước, năng suất đạt 19,5 tấn/ha, sản lượng 3,06 triệu tấn củ tươi.
Các chuyên gia trao đổi với bà con nông dân. |
Hiện nay các giống mì mới như KM60, KM 94, KM140, KM95…, góp phần quan trọng tăng năng suất, sản lượng và thực sự mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Tuy nhiên, sắn được trồng chủ yếu ở miền núi trên đất dốc, đất nghèo dinh dưỡng đã và đang bị xói mòn và thoái hóa rất nghiêm trọng nên năng suất và chất lượng tinh bột thấp. Hiện nay tình hình dịch bệnh, đặc biệt là bệnh khảm lá sắn đã ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất sắn, nhưng chưa có giống mới để thay thế.
Hiện nay bệnh khảm lá sắn gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây sắn. |
Tại diễn đàn, các đại biểu đã trình bày các tham luận như: tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sắn và định hướng, giải pháp phát triển cây sắn trong thời gian tới. Một số kết quả nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây sắn thích ứng với điều kiện biến đổi khí khậu ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tình hình sâu bệnh hại sắn và biện pháp phòng trừ; nghiên cứu chọn tạo và khảo nghiệm giống sắn tại khu vực miền Trung; tình hình sản xuất, định hướng và giải pháp phát triển cây sắn nguyên liệu ở Quảng Ngãi….
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Kim Văn Tiêu cho biết, diễn đàn là cơ hội để nông dân, doanh nghiệp, ngành nông nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về vị trí, vai trò của cây sắn và những khó khăn đang gặp phải, định hướng sản xuất và phát triển, để từ đó có những định hướng mới trong sản xuất và tiêu thụ cây sắn.