(Báo Quảng Ngãi)- Sau hơn 4 năm gắn bó và tận tâm với... dế, anh Phùng Anh Tuấn, ở thôn Văn Hà, xã Đức Phong (Mộ Đức) đã gặt hái được “quả ngọt” là một trang trại nuôi dế quy mô, đảm bảo nguồn cung cấp dế thịt và dế giống cho nhiều cơ sở trong và ngoài tỉnh.
“Bạn mình nuôi dế hiệu quả, có nguồn thu nhập ổn định, nên mình cũng tập tành làm quen. Được bạn động viên và hỗ trợ kỹ thuật, mình quyết tâm “khởi nghiệp” với nghề nuôi dế”, anh Tuấn tâm sự.
Năm 2014, trong lúc học nghề thú y tại Trường Trung cấp nghề Đức Phổ, anh Tuấn vừa tìm hiểu và nghiên cứu đặc tính của dế và học hỏi kỹ thuật nuôi dế từ người bạn. Khởi đầu với vài chuồng nuôi nhỏ lẻ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm trên 2 đối tượng là dế ta và dế Thái. Sau thời gian, anh Tuấn mở rộng quy mô diện tích lên 200m2 với 30 chuồng nuôi, đồng thời ưu tiên phát triển dế Thái. Bởi, dế Thái được thị trường ưa chuộng hơn, nên giá bán ổn định vì thịt ngon, tuổi đời ngắn, chỉ từ 50- 60 ngày và mật độ sinh sản lớn. Hơn nữa, chi phí đầu tư nuôi dế không cao, thức ăn chính có thể tận dụng từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp.
Tuy “làm chơi”, nhưng anh Tuấn thu “lợi thật” khi mỗi ngày, cơ sở nuôi dế của anh Tuấn cung cấp ra thị trường 10- 15kg dế thịt, với mức giá 130 - 150 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, anh Tuấn còn mày mò nghiên cứu và học cách nhân giống dế, để trở thành cơ sở cung cấp dế giống chất lượng cho người dân trong và ngoài tỉnh. Anh Tuấn cho biết: "Để có được “quả ngọt” như hôm nay, tôi đã trải qua không ít khó khăn từ những ngày đầu nuôi dế. Ngoài nguồn vốn ít ỏi, thì việc tiếp cận và lựa chọn nguồn dế giống cũng là trở ngại không nhỏ. Bởi, dù dễ nuôi, nhưng dế lại là đối tượng mẫn cảm với thời tiết và môi trường sống". Chính vì vậy, thời gian đầu, anh Tuấn loay hoay và lo lắng đến mất ăn mất ngủ, vì mỗi ngày, dế đều chết mà không rõ nguyên nhân.
Vượt qua những khó khăn ban đầu, sau 5 năm, nghề nuôi dế không chỉ giúp anh Tuấn có thu nhập ổn định, mà còn tạo được “thương hiệu” riêng cho mình, khi ngày càng có nhiều nhà hàng, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trong và ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn, đặt hàng. Đặc biệt, tại Liên hoan Văn hóa Ẩm thực được tổ chức tại huyện Mộ Đức, anh Tuấn được vinh danh là “Nhà cung cấp dế được yêu thích nhất”. “Đây là niềm động viên, khích lệ rất lớn đối với tôi, tiếp thêm động lực để tôi mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi, cũng như đầu tư thiết bị sơ chế và chế biến dế thương phẩm”, anh Tuấn bộc bạch.
TIN LIÊN QUAN |
---|
“Bạn mình nuôi dế hiệu quả, có nguồn thu nhập ổn định, nên mình cũng tập tành làm quen. Được bạn động viên và hỗ trợ kỹ thuật, mình quyết tâm “khởi nghiệp” với nghề nuôi dế”, anh Tuấn tâm sự.
Anh Tuấn chăm sóc đàn dế của mình. |
Tuy “làm chơi”, nhưng anh Tuấn thu “lợi thật” khi mỗi ngày, cơ sở nuôi dế của anh Tuấn cung cấp ra thị trường 10- 15kg dế thịt, với mức giá 130 - 150 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó, anh Tuấn còn mày mò nghiên cứu và học cách nhân giống dế, để trở thành cơ sở cung cấp dế giống chất lượng cho người dân trong và ngoài tỉnh. Anh Tuấn cho biết: "Để có được “quả ngọt” như hôm nay, tôi đã trải qua không ít khó khăn từ những ngày đầu nuôi dế. Ngoài nguồn vốn ít ỏi, thì việc tiếp cận và lựa chọn nguồn dế giống cũng là trở ngại không nhỏ. Bởi, dù dễ nuôi, nhưng dế lại là đối tượng mẫn cảm với thời tiết và môi trường sống". Chính vì vậy, thời gian đầu, anh Tuấn loay hoay và lo lắng đến mất ăn mất ngủ, vì mỗi ngày, dế đều chết mà không rõ nguyên nhân.
Vượt qua những khó khăn ban đầu, sau 5 năm, nghề nuôi dế không chỉ giúp anh Tuấn có thu nhập ổn định, mà còn tạo được “thương hiệu” riêng cho mình, khi ngày càng có nhiều nhà hàng, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trong và ngoài tỉnh tin tưởng lựa chọn, đặt hàng. Đặc biệt, tại Liên hoan Văn hóa Ẩm thực được tổ chức tại huyện Mộ Đức, anh Tuấn được vinh danh là “Nhà cung cấp dế được yêu thích nhất”. “Đây là niềm động viên, khích lệ rất lớn đối với tôi, tiếp thêm động lực để tôi mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi, cũng như đầu tư thiết bị sơ chế và chế biến dế thương phẩm”, anh Tuấn bộc bạch.
Bài, ảnh: BÙI DUYÊN