Ngày 30/6/1989 kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá VIII đã ra Nghị quyết chia lại tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định nhằm hợp thức hoá chủ trương của Bộ Chính trị.
Chính vì thế mà Nghị quyết ban hành có hiệu lực ngay sau đó 1 ngày. Ngày 1/7/1989 hai tỉnh Quảng Ngãi - Bình Định trở lại cái tên của mình sau gần 14 năm trong địa giới hành chính tỉnh Nghĩa Bình.
Trở lại tỉnh cũ, với quyết tâm xây dựng quê hương càng giàu đẹp Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi với niềm phấn khởi, tự tin, phát huy truyền thống cách mạng kiên cường của mình trong 2 cuộc kháng chiến đã sẵn sàng đối mặt với những thách thức để đi lên.
Hai mươi năm là một chặng đường không dài nhưng cũng đủ để cho chúng ta kiểm nghiệm lại những cái được trong một quá trình gần 4 nhiệm kỳ đại hội và cũng từ đó rút ra những vấn đề còn phải tiếp tục phấn đấu.
Nói cho công bằng thì sau 20 năm tái lập tỉnh, Quảng Ngãi đã có một bước tiến khá xa, có thể sánh vai cùng các tỉnh trong khu vực, đây là một nỗ lực rất lớn của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Việc làm quan trọng đầu tiên khi tỉnh tái lập là dồn sức xây dựng công trình thuỷ lợi Thạch Nham. Cuối năm 1989 cụm đầu mối đã xong nhưng còn hệ thống kênh mương chính và nội đồng chúng ta phải tập trung sức xây dựng để cho vụ đông xuân 1990 - 1991 đưa nước tưới cho 12.500 ha dọc sông Trà, bỏ hệ thống bờ cừ, bờ xe hiệu quả thấp và cũng từ đó dần dần trong vài ba năm phát huy hết công suất tưới trên 50.000 ha của công trình này.
Đây là điểm nhấn quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi. Nếu cuối năm 1989 bình quân lương thực đầu người toàn tỉnh chỉ trên 280kg thì sau mấy năm số này là gần 400kg, nhiều năm hạn hán gay gắt nhưng nhờ nước Thạch Nham nên nhân dân Quảng Ngãi không quá vất vả trong sản xuất nông nghiệp. Đây là khâu đột phá quan trọng, tạo được sức bật mới cho quê hương. Từ đảm bảo được vững chắc lương thực đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển các ngành nghề khác. Ngoài cây lúa, các loại cây trồng, vật nuôi mà chủ lực là cây mía, nhưng những năm gần đây nền kinh tế thị trường chi phối nên cây mía có lúc thăng trầm nhưng nó vẫn còn là cây chủ lực ở nhiều địa phương.
Năm 1989 toàn tỉnh chỉ nuôi được 200 ha tôm với năng suất thấp (chỉ 100kg/ha), đánh bắt hải sản trên 20.000 tấn (tương đối cao hồi đó) đến nay diện tích nuôi tôm lên đến trên 1.000 ha với năng suất khoảng 7 - 8 tấn/ha/vụ; một số nơi ở Phổ An, Phổ Quang (Đức Phổ) vận dụng kỹ thuật nuôi trồng có lúc đã đưa năng suất tôm thẻ chân trắng lên 20 tấn/ha/vụ. Về đánh bắt hải sản năm 2008 ngư dân trong tỉnh đã khai thác trên 95.500 tấn (kể cả sản lượng nuôi trồng) một con số mà toàn tỉnh Nghĩa Bình trước đây chưa mơ đến.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp những năm đầu ngoài Nhà máy Đường, Nhà máy cơ khí An Ngãi, Nhà máy đông lạnh thì không có gì đáng kể, giá trị sản xuất công nghiệp rất thấp, thu ngân sách chỉ mấy chục tỷ đồng. Cơ sở vật chất, hạ tầng yếu kém cũng là lực cản lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Năm 1994 được Chính phủ đồng ý, KCN Dung Quất được khởi động. Qua hơn 10 năm thăng trầm cuối cùng cũng đã hình thành lên một KKT với cảng nước sâu và Nhà máy Lọc dầu đầu tiên của đất nước cùng hàng loạt công trình, nhà máy mọc lên trên vùng đất nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng, đã tạo động lực cho quê hương, tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Cùng với KKT Dung Quất tỉnh cũng có 3 KCN, bộ mặt nông thôn, thành phố đã từng bước thay đổi. Nếu bình quân thu nhập đầu người cuối năm 1989 chưa đến 200 USD thì cuối năm 2008 là hơn 600 USD.
Tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 11,6%, vốn đầu tư phát triển đạt 24.470 tỷ đồng, thu ngân sách 1.604 tỷ đồng, thu hút 17 dự án FDI với tổng đăng ký là 3,4 tỷ USD; giảm hộ nghèo xuống còn 21%. Tỉnh đã có Trường đại học Phạm Văn Đồng, Phân viện Đại học Công nghiệp TP.HCM cùng nhiều trường dạy nghề hệ trung cấp, cao đẳng. Nhiều tuyến đường nông thôn, miền núi đã được bêtông hoá, điện thắp sáng đã phủ hầu hết các địa phương, bình quân 100 dân có 60 máy điện thoại, hệ thống giáo dục, y tế, phát thanh truyền hình được phát triển mạnh. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực đã tạo được niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
Nêu một vài con số để chứng minh 20 năm qua là một cuộc đổi đời của nhân dân trong tỉnh. Ngoài sự lãnh đạo của Trung ương, Quảng Ngãi đã có nhiều nỗ lực thật sự, nếu trong 2 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm Quảng Ngãi có sự kiện khởi nghĩa Ba Tơ, khởi nghĩa Trà Bồng, có Ba Gia, Vạn Tường đã đi vào lịch sử thì trong xây dựng đất nước chúng ta có Thạch Nham, Dung Quất - những điểm nhấn hết sức quan trọng tạo sức bật cho địa phương.
Nhà máy Lọc dầu số 1 và KKT Dung Quất tự nó đã trở thành trung tâm kinh tế khu vực và chắc rằng nó không chỉ dừng lại ở một KKT. Chúng ta đã tạo được thế, được đà để phát triển. Tuy nhiên trong thuận lợi cũng cần thấy hết khó khăn do tác động chung của tình hình trong nước và thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư của tỉnh, mặt khác cũng thấy sự phát triển của tỉnh ta chưa thật bền vững, cần nghiêm túc tìm những thiếu sót trong tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trình độ quản lý điều hành của các cấp. Đảng phải sát dân, dân phải tin Đảng, phải chống quyết liệt hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và các mặt tiêu cực khác trong Đảng và quần chúng, xây dựng tinh thần đoàn kết nhất trí để đi lên.
Dấu ấn lịch sử của ngày tái lập tỉnh và sức bật 20 năm qua, nhất định sẽ là cơ sở để đưa tỉnh Quảng Ngãi dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp không ngừng phát triển.
Cảng xuất các sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Kim Dũng |
Trở lại tỉnh cũ, với quyết tâm xây dựng quê hương càng giàu đẹp Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi với niềm phấn khởi, tự tin, phát huy truyền thống cách mạng kiên cường của mình trong 2 cuộc kháng chiến đã sẵn sàng đối mặt với những thách thức để đi lên.
Hai mươi năm là một chặng đường không dài nhưng cũng đủ để cho chúng ta kiểm nghiệm lại những cái được trong một quá trình gần 4 nhiệm kỳ đại hội và cũng từ đó rút ra những vấn đề còn phải tiếp tục phấn đấu.
Nói cho công bằng thì sau 20 năm tái lập tỉnh, Quảng Ngãi đã có một bước tiến khá xa, có thể sánh vai cùng các tỉnh trong khu vực, đây là một nỗ lực rất lớn của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Việc làm quan trọng đầu tiên khi tỉnh tái lập là dồn sức xây dựng công trình thuỷ lợi Thạch Nham. Cuối năm 1989 cụm đầu mối đã xong nhưng còn hệ thống kênh mương chính và nội đồng chúng ta phải tập trung sức xây dựng để cho vụ đông xuân 1990 - 1991 đưa nước tưới cho 12.500 ha dọc sông Trà, bỏ hệ thống bờ cừ, bờ xe hiệu quả thấp và cũng từ đó dần dần trong vài ba năm phát huy hết công suất tưới trên 50.000 ha của công trình này.
Đây là điểm nhấn quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi. Nếu cuối năm 1989 bình quân lương thực đầu người toàn tỉnh chỉ trên 280kg thì sau mấy năm số này là gần 400kg, nhiều năm hạn hán gay gắt nhưng nhờ nước Thạch Nham nên nhân dân Quảng Ngãi không quá vất vả trong sản xuất nông nghiệp. Đây là khâu đột phá quan trọng, tạo được sức bật mới cho quê hương. Từ đảm bảo được vững chắc lương thực đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển các ngành nghề khác. Ngoài cây lúa, các loại cây trồng, vật nuôi mà chủ lực là cây mía, nhưng những năm gần đây nền kinh tế thị trường chi phối nên cây mía có lúc thăng trầm nhưng nó vẫn còn là cây chủ lực ở nhiều địa phương.
Năm 1989 toàn tỉnh chỉ nuôi được 200 ha tôm với năng suất thấp (chỉ 100kg/ha), đánh bắt hải sản trên 20.000 tấn (tương đối cao hồi đó) đến nay diện tích nuôi tôm lên đến trên 1.000 ha với năng suất khoảng 7 - 8 tấn/ha/vụ; một số nơi ở Phổ An, Phổ Quang (Đức Phổ) vận dụng kỹ thuật nuôi trồng có lúc đã đưa năng suất tôm thẻ chân trắng lên 20 tấn/ha/vụ. Về đánh bắt hải sản năm 2008 ngư dân trong tỉnh đã khai thác trên 95.500 tấn (kể cả sản lượng nuôi trồng) một con số mà toàn tỉnh Nghĩa Bình trước đây chưa mơ đến.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp những năm đầu ngoài Nhà máy Đường, Nhà máy cơ khí An Ngãi, Nhà máy đông lạnh thì không có gì đáng kể, giá trị sản xuất công nghiệp rất thấp, thu ngân sách chỉ mấy chục tỷ đồng. Cơ sở vật chất, hạ tầng yếu kém cũng là lực cản lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Năm 1994 được Chính phủ đồng ý, KCN Dung Quất được khởi động. Qua hơn 10 năm thăng trầm cuối cùng cũng đã hình thành lên một KKT với cảng nước sâu và Nhà máy Lọc dầu đầu tiên của đất nước cùng hàng loạt công trình, nhà máy mọc lên trên vùng đất nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng, đã tạo động lực cho quê hương, tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Cùng với KKT Dung Quất tỉnh cũng có 3 KCN, bộ mặt nông thôn, thành phố đã từng bước thay đổi. Nếu bình quân thu nhập đầu người cuối năm 1989 chưa đến 200 USD thì cuối năm 2008 là hơn 600 USD.
Tăng trưởng kinh tế năm 2008 là 11,6%, vốn đầu tư phát triển đạt 24.470 tỷ đồng, thu ngân sách 1.604 tỷ đồng, thu hút 17 dự án FDI với tổng đăng ký là 3,4 tỷ USD; giảm hộ nghèo xuống còn 21%. Tỉnh đã có Trường đại học Phạm Văn Đồng, Phân viện Đại học Công nghiệp TP.HCM cùng nhiều trường dạy nghề hệ trung cấp, cao đẳng. Nhiều tuyến đường nông thôn, miền núi đã được bêtông hoá, điện thắp sáng đã phủ hầu hết các địa phương, bình quân 100 dân có 60 máy điện thoại, hệ thống giáo dục, y tế, phát thanh truyền hình được phát triển mạnh. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực đã tạo được niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
Nêu một vài con số để chứng minh 20 năm qua là một cuộc đổi đời của nhân dân trong tỉnh. Ngoài sự lãnh đạo của Trung ương, Quảng Ngãi đã có nhiều nỗ lực thật sự, nếu trong 2 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm Quảng Ngãi có sự kiện khởi nghĩa Ba Tơ, khởi nghĩa Trà Bồng, có Ba Gia, Vạn Tường đã đi vào lịch sử thì trong xây dựng đất nước chúng ta có Thạch Nham, Dung Quất - những điểm nhấn hết sức quan trọng tạo sức bật cho địa phương.
Nhà máy Lọc dầu số 1 và KKT Dung Quất tự nó đã trở thành trung tâm kinh tế khu vực và chắc rằng nó không chỉ dừng lại ở một KKT. Chúng ta đã tạo được thế, được đà để phát triển. Tuy nhiên trong thuận lợi cũng cần thấy hết khó khăn do tác động chung của tình hình trong nước và thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư của tỉnh, mặt khác cũng thấy sự phát triển của tỉnh ta chưa thật bền vững, cần nghiêm túc tìm những thiếu sót trong tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trình độ quản lý điều hành của các cấp. Đảng phải sát dân, dân phải tin Đảng, phải chống quyết liệt hiện tượng tiêu cực, tham nhũng và các mặt tiêu cực khác trong Đảng và quần chúng, xây dựng tinh thần đoàn kết nhất trí để đi lên.
Dấu ấn lịch sử của ngày tái lập tỉnh và sức bật 20 năm qua, nhất định sẽ là cơ sở để đưa tỉnh Quảng Ngãi dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp không ngừng phát triển.
Vũ Tùng Vi