[links()]
Ảnh: TL |
Không chỉ vậy, Người cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến các văn nghệ sĩ, nhà báo, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, vì họ tham gia tạo ra sản phẩm văn hóa, con người văn hóa, môi trường văn hóa để xã hội phát triển. Và cũng từ phong trào xóa mù chữ đó, ngành giáo dục Việt Nam được gia cố nền móng vững chắc để bước vào giai đoạn mới. Ngành không chỉ tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cách mạng cho đến ngày toàn thắng, mà còn cung cấp một đội ngũ trí thức, nhà khoa học, doanh nhân… hùng mạnh phục vụ xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và hội nhập quốc tế.
Tinh thần đoàn kết phải được cụ thể hóa bằng tinh thần và năng lực hợp tác trong học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm, vì sự phát triển của quê hương, đất nước. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhà trường, gia đình, đồng thời là ý thức trách nhiệm công dân của mỗi con người.
“Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp, dù có đưa công nghệ cao vào sản xuất thì tính cần cù, kiên nhẫn, không ngại thức khuya, dậy sớm vẫn là phẩm chất cần có của người nông dân. Còn sáng tạo thì khi nào cũng cần, nhưng ngày nay thì cần hơn. Trung thực cũng có ý nghĩa rất quan trọng, tạo mối đoàn kết giữa con người với nhau. Mỗi người trung thực, mọi người trung thực và có lòng tự trọng thì bệnh thành tích cũng sẽ thuyên giảm và chấm dứt, đồng thời cuộc sống cũng văn minh hơn”, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để từng bước khắc phục “tính hẹp hòi, khắt khe, cố chấp…của người Quảng Ngãi” mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài phát biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV năm 1991, nhận xét.
Theo nhà thơ Thanh Thảo, sở dĩ gọi văn hóa là nguồn lực nội sinh là vì văn hóa sinh ra từ con người, từ dân tộc, từ quốc gia. Mỗi con người có thể học tập, rèn luyện, trao dồi để có văn hóa. Nhưng con người chỉ thực sự có văn hóa khi nhận thức và thể hiện được cốt lõi của văn hóa là lòng nhân ái. Có lòng nhân ái là đã sở hữu một nền tảng để có văn hóa.
Khôi phục lại không gian văn hóa truyền thống trong giai đoạn hiện nay sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng đời sống tinh thần cho người dân, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch về nguồn. |
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ cho rằng, lâu nay chúng ta tuyên truyền xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng chắc chắn không phải ai cũng hiểu về nội dung này. Do đó, điều đầu tiên cần làm là phải thay đổi nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Trước hết là nhận thức của các cấp có thẩm quyền, vì đây là chủ thể đề ra chính sách, quyết định đầu tư cho lĩnh vực văn hóa. Đó là, coi lĩnh vực văn hóa và phát triển văn hóa có tầm quan trọng ngang với kinh tế và phát triển kinh tế; đầu tư càng nhiều cho văn hóa thì càng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ, kinh tế có vai trò nâng cao đời sống vật chất, còn văn hóa có vai trò nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Mà một khi tinh thần thoải mái thì sẽ trở thành nguồn lực giúp con người có điều kiện sáng tạo, phát minh nhiều sáng kiến phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của thế giới.
Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa và bố trí nguồn lực phù hợp để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đặc biệt là thu hút nhân tài trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục. Có giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giá trị chuẩn mực của con người Quảng Ngãi về lòng yêu nước, chí hướng và khát vọng phát triển... Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức làm công tác văn hóa thông qua đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ…
Gắn việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị; đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp. Chú trọng xây dựng văn hóa trong kinh doanh, hình thành không gian môi trường văn hóa lành mạnh.
Trong ảnh: Khu Lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ và Trung tâm Phát huy giá trị di sản văn hóa đa năng. Ảnh: TL |
Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ông Phạm Minh Đát, cán bộ Sở VH-TT&DL cho rằng, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng không phải là chuyện “một sớm, một chiều”, mà đòi hỏi quá trình lâu dài, đúng hướng và có những cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Nhất là cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao kiến thức; hỗ trợ về kinh phí hoạt động, sinh hoạt của các câu lạc bộ; hỗ trợ cho các nghệ nhân truyền dạy các nhạc cụ truyền thống... Có như vậy mới giúp người đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua rào cản của phong tục, tập quán lạc hậu, “mở cánh cửa” bước vào nếp sống văn minh, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần.
Trong giai đoạn 2020 – 2025, quan điểm phát triển của Quảng Ngãi là tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh làm cơ sở quan trọng để khơi dậy niềm tự hào, ý chí, khát vọng, niềm tin phát triển trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đổi mới mạnh mẽ tư duy; khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội... Lấy giá trị văn hóa, con người làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, văn minh. Con người ứng xử tôn trọng với nhau và với môi trường tự nhiên.
“Nhà nước sẽ làm tốt vai trò kiến tạo để mọi người được trao cơ hội phát triển, không ai bị bỏ lại phía sau, phát huy tối đa nguồn lực, sức sáng tạo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới. Lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”, Bí thư Tỉnh ủy Bùi Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh.
Tóm lại, giải pháp cốt lõi để Việt Nam nói chung, Quảng Ngãi nói riêng phát triển bền vững và thực hiệu hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 thì trong đầu tư phát triển phải đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, đầu tư phát triển văn hóa tương xứng với tăng trưởng kinh tế. Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội.
Thực hiện:
Đ.NGUYỄN – N.ĐỨC – T.PHƯƠNG – T.HẬU
Thiết kế, trình bày:
LH