Làng nghề truyền thống chạy đua cùng Tết

03:01, 18/01/2012
.

(QNĐT)- Chỉ còn ngót nghét 5 ngày nữa là Tết sẽ tràn vào mỗi ngôi nhà, hơi thở mùa xuân sẽ ngập tràn khắp các ngõ phố, trên các con đường quê. Đây cũng là lúc những làng nghề truyền thống hối hả chạy đua với thời gian để có hàng phục vụ Tết.
 

*Bánh tráng: Cầu trời có nắng

Không biết bánh tráng có từ khi nào, ngay cả những người có tuổi cũng không nhớ rõ, chỉ biết rằng nó là món ăn bình dân nhưng cũng là truyền thống của người Việt Nam.

Những ngày này, không khí ở làng bánh tráng Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) hối hả hơn bao giờ hết, từ làng trên đến xóm dưới đều bắt gặp những người thợ tráng bánh trên chiếc lò được đốt bằng trấu, không khí ngày xuân càng thêm xôn xao cả vùng quê.

 

AAA
 4 giờ sáng, các lò đã đỏ lửa bắt đầu một ngày làm việc cật lực. Ngày thường, họ tráng đến quá trưa là nghỉ, nhưng giáp Tết phải tăng công suất lên gấp 2-3 lần.

Chị Lê Thị Thịnh cho hay, thông thường mỗi ngày tôi tráng khoảng 10-15 kg gạo, nhưng hiện tăng hơn gấp đôi vẫn không đủ hàng giao cho khách. Hiện mỗi ngày tôi xuất lò khoảng hơn 1.000 bánh cho thương lái mua đi tiêu thụ khắp nơi.

Theo các hộ sản xuất bánh tráng  thì 4 giờ sáng, các lò đã đỏ lửa bắt đầu một ngày làm việc cật lực. Ngày thường, họ tráng đến quá trưa là nghỉ, nhưng giáp Tết phải tăng công suất lên gấp 2-3 lần.
 
AAA
Mọi năm, vào thời điểm này, gia đình nào cũng trữ được chục nghìn bánh để bán dịp Tết, nhưng năm nay tráng không kịp bán, bánh sấy khô tới đâu có người đến lấy tới đó.

Nghề làm bánh tráng kỵ nhất là mưa và năng ui ui, vì như thế bánh sẽ nhăn hết. Gần hai tháng qua, nhà nhà, người người chỉ trông trời nắng ấm để thuận lợi cho việc phơi sấy sản phẩm. Thời tiết mưa liên tục khiến nhà nào cũng tốn tiền mua củi để sấy bánh.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong dịp Tết, các hộ phải mua lúa dự trữ khi bà con nông dân vừa thu hoạch vụ hè-thu, rồi tăng cường thêm củi, trấu và vỉ tre. Mỗi ngày, các lò bánh tráng ở đây sản xuất khoảng 20-30 kg gạo, với khoảng 1.000-1.500 bánh thành phẩm.

 

AAA
Gần 2 tháng qua thời tiết mưa liên tục nên các hộ phải dùng củi để sấy khô bánh.

“Không có nắng nên chúng tôi chỉ tráng bánh loại mỏng cho dễ nướng. Mọi năm, vào thời điểm này, gia đình nào cũng trữ được vài nghìn bánh để bán dịp Tết, nhưng năm nay tráng không dịp bán, bánh sấy khô tới đâu người ta đến lấy tới đó”- chị Lê Thị Nga bộc bạch.

Hiện làng nghề bánh tráng truyền thống này có hơn 100 hộ sản xuất bánh, bình quân mỗi tháng thu nhập từ 1,5-2,5 triệu đồng/hộ. Từ vài chục năm trở lại đây nghề tráng bánh vẫn được gìn giữ và phát huy, tuy vất vả nhưng nghề này đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình.

*Bánh nổ sản xuất cầm chừng

Rời làng nghề bánh tráng, chúng tôi đến thôn Điền Trang, xã Nghĩa Trung (Tư Nghĩa), khắp đường làng, ngõ xóm dậy mùi thơm bánh nổ.

Chủ lò Nguyễn Thị Hoa, người có gần 30 năm chuyên sống bằng nghề bánh nổ cho biết, mỗi ngày gia đình chị làm khoảng 1 tạ nếp. Với lượng nếp ấy cần khoảng 22 kg đường trắng sẽ cho ra gần 50 kg thành phẩm. Giá đường, nếp nhập vào để làm bánh nổ năm nay giảm hơn năm ngoái nên giá bán cũng giảm từ 3.000-4.000 đồng/kg. Hiện bánh nổ thường có giá 31.000-32.000 đồng/kg, loại đặc biệt có giá 50.000-60.000 đồng/kg.
 
aa
Những ngày này, các lò bánh nổ hối hả hơn bao giờ hết.

Thôn Điền Trang hiện có gần 20 lò làm bánh nổ lớn nhỏ thuộc hộ gia đình. Trong đó, lò của ông Lê Đình Toản là “xôm tụ” hơn hết. Cơ sở này mỗi ngày tiêu thụ 2 tấn nếp. Bước vào vụ Tết, gia đình ông cung ứng cho các đại lý cấp 1 ở Huế, Đà Nẵng nhưng sức tiêu thụ khá chậm khiến ông sản xuất cầm chừng nên số lượng giảm 400 kg so với năm ngoái.
 
Là làng nghề truyền thống nhưng thôn Điền Trang chỉ có 2 lò làm quanh năm, số còn lại chỉ tập trung sản xuất từ giữa tháng 11 đến hết tháng Chạp âm lịch bởi ngày thường sức tiêu thụ khá chậm.

Ngày thường họ đi làm khắp nơi, hai tháng giáp Tết trở về quê làm bánh nổ, tuy vất vả vì thức khuya dậy sớm, hơn thế ngày công cũng thấp nhưng đây là nghề bao đời cha ông để lại nên họ luôn có ý thức giữ gìn.
 
 
aa
Ngày thường trái tráng trong làng đi làm khắp nơi, hai tháng giáp Tết họ trở về quê làm bánh nổ, tuy vất vả nhưng đây là nghề bao đời cha ông để lại nên họ luôn có ý thức giữ gìn.

Ở độ tuổi bát thập cổ lai hy, bà Nguyễn Thị Hồng vẫn say sưa phụ giúp con cháu làm bánh. Trong ánh mắt mờ đục của bà ánh lên niềm vui và ẩn hiện nỗi niềm của nghề. Bà Hồng chia sẻ: “Làm bánh nổ bây giờ chỉ khác với 70 năm trước ở khâu lọc đường vì ngày đó đường không được trắng cho lắm. Ngày xưa, bánh làm ra bán chạy như tôm tươi còn bây giờ rất khó tiêu thụ, một phần vì các loại bánh cao cấp lấn thị trường, nhiều hộ phải làm cầm chừng vì sợ không có khách mua, thậm chí nhiều hộ chạy đôn chạy đáo khắp miền xuôi đến miền ngược để bán lẻ với giá rẻ”.

*Mứt gừng hút hàng

Hiệu mứt gừng truyền thống của chị Trần Thị Mỹ, thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền (Tư Nghĩa) vào những ngày này chỉ kịp làm theo đặt hàng của mối ở tỉnh, thành vùng lận cận. Những năm trước, mỗi ngày lò chỉ sản xuất khoảng 600 kg gừng nhưng năm nay tăng lên 1 tấn nên phải huy động thêm 10 nhân công.

 

zzz
 

Nguồn nguyên liệu khá dồi dào, giá đường giảm, nên sản xuất mứt khá thuận lợi. Năm nay giá gừng giảm một nửa nên giá bán cũng khá dễ chịu, hiện mỗi ký mứt bán tại lò có giá 35.000-40.000 đồng, giảm 10.000 đồng/kg so với năm ngoái.

Tuy sản xuất thủ công nhưng chủ cơ sở luôn quan tâm cải tiến chất lượng, bao bì, đóng gói, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên sản phẩm mứt gừng sản xuất tiêu thụ mạnh không kém gì các sản phẩm bánh kẹo công nghiệp đa dạng khác.

 

hhhh
Để mứt gừng trông đẹp thì gừng phải được thái đều tay.
nnn
Mứt gừng thành phẩm
 


Ái Kiều

 
 

.