Cận cảnh nghề nuôi ong lấy mật

10:07, 21/07/2019
.
(Baoquangngai.vn)- Vất vả rong rủi khắp vùng miền theo những mùa hoa nở, người nuôi ong được ví như các “du mục” nay đây mai đó. Công việc hằng ngày của họ gắn liền với từng con ong, đõ mật ở nơi núi rừng hẻo lánh.
Mùa khô ở Quảng Ngãi là thời điểm cây keo thay lá. Đây cũng là lúc hàng trăm người nuôi ong từ Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ di chuyển về các huyện miền núi của tỉnh. Ông Lâm Tới quê ở tỉnh Lâm Đồng cũng kéo hơn 300 thùng ong mật về lánh mưa dưới tán rừng keo ở xã Trà Tân, huyện Trà Bồng.
 
Theo ông Tới, mùa này trên Tây Nguyên trời mưa ẩm ướt, nếu không di chuyển đàn ong tới những nơi khô ráo thì ong sẽ đói, không cho mật và có thể lâm bệnh rồi chết. Hơn 10 năm gắn bó với nghề, ông Tới cùng những người nuôi ong khác rong ruổi 4-5 nơi để theo chân những mùa khô trên khắp đất nước.
 
Nuôi ong vất vả ở chỗ phải tìm nguồn thức ăn thiên nhiên cho ong, càng nhiều càng tốt. Vì thế, đến mùa vụ, muốn ong lấy được nhiều mật thì phải chịu khó di chuyển đàn ong
Nuôi ong vất vả ở chỗ phải tìm nguồn thức ăn thiên nhiên cho ong, càng nhiều càng tốt. Vì thế, đến mùa vụ, muốn ong lấy được nhiều mật thì phải chịu khó di chuyển đàn ong.
 
“Qua Tết, mình ra phía bắc để ong hút mật hoa mận, hoa vải, nhãn... Giữa năm thì kéo ong về miền Trung để hút mật từ lá keo, lá cao su. Đến cuối năm khi Tây Nguyên vào mùa hoa cà phê thì lại di chuyển về. Năm nào cũng vậy, nếu lười di chuyển thì mình thất thu, ong cũng bỏ tổ mà đi hết”- ông Tới kể về hành trình gian nan của nghề nuôi ong lấy mật.
 
Với những người gắn bó lâu năm với công việc này, thì nghề nuôi ong dễ mà khó. Bởi, dễ với những người ham thích, chịu học hỏi và muốn gắn bó lâu dài với nghề nhưng lại khó với những ai thích ăn xổi, không chịu đầu tư kỹ thuật. Nuôi ong, công sức và thời gian chỉ bằng nửa làm rẫy và ít hao phí sức lực nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, chăm bẵm ong như trẻ nhỏ.
 
Đằng sau từng giọt mật óng vàng, chất lượng, là cả một quá trình gian khó, kiên nhẫn với điều kiện sống tạm bợ nơi rừng núi của những người nuôi ong.
 
1.	Hơn 300 thùng ong của ông Lâm Tới (quê ở tỉnh Lâm Đồng) được đặt dưới tán rừng keo hẻo lánh ở xã Trà Tân, huyện Trà Bồng. Ong là loài ưa thời tiết khô nên chỉ ở được vài tháng, trước khi vùng núi Quảng Ngãi vào mùa mưa lạnh, thì ông Tới lại phải chuyển đi nơi khác
Hơn 300 thùng ong của ông Lâm Tới (quê ở tỉnh Lâm Đồng) được đặt dưới tán rừng keo hẻo lánh ở xã Trà Tân, huyện Trà Bồng. Chỉ nán lại đây được vài tháng, trước khi vùng núi Quảng Ngãi vào mùa mưa lạnh, ông Tới lại phải chuyển đi nơi khác.

 

5.	Quanh năm theo chân những mùa khô, nên người nuôi ong chỉ có mặt ở nhà mỗi năm tầm 2-3 tháng. Phần lớn thời gian còn lại, hễ ở đâu có hoa, có mật là người và ong tìm đến.
Quanh năm theo chân những mùa khô, nên người nuôi ong chỉ có mặt ở nhà mỗi năm tầm 2-3 tháng. Phần lớn thời gian còn lại, hễ ở đâu có hoa, có mật là người và ong tìm đến.

 

Theo kinh nghiệm của những người nuôi ong, khi đặt thùng ong phải đặt cửa tổ hướng về phía nam, đó là hướng ấm áp vì giống ong không chịu rét. Để cửa tổ hướng khác, đặc biệt là hướng bắc thì ong không thuận trong việc sinh sôi bầy đàn và kiếm ăn
Theo kinh nghiệm của những người nuôi ong, khi đặt thùng ong phải đặt cửa tổ hướng về phía nam, đó là hướng ấm áp vì giống ong không chịu rét. Để cửa tổ hướng khác, đặc biệt là hướng bắc thì ong không thuận trong việc sinh sôi bầy đàn và kiếm ăn

 

2.	Nếu thời tiết thuận lợi, ong rất cần mẫn đi tìm mồi, nhưng khi gặp mưa bão ong cứ ở lì trong tổ. Để tránh cho ong bị đói, mất sức, buộc lòng người nuôi phải cho ong ăn đường
Nếu thời tiết thuận lợi, ong rất cần mẫn đi tìm mồi, nhưng khi gặp mưa bão ong cứ ở lì trong tổ. Để tránh cho ong bị đói, mất sức, buộc lòng người nuôi phải cho ong ăn đường.

 

Người nuôi phải luôn kiểm tra sức khỏe ong để có thay thế đàn khi cần thiết, đảm bảo số lượng và chất lượng đánh mật
Người nuôi phải luôn kiểm tra sức khỏe ong để có thay thế đàn khi cần thiết, đảm bảo số lượng và chất lượng đánh mật

 

Theo các thợ nuôi, ong có tuổi đời khoảng 30 ngày. Trong mỗi thùng luôn có một con ong đầu đàn (ong chúa) chỉ làm nhiệm vụ sinh sản ra “đội quân” ong thợ để đi kiếm hoa làm mật
Theo các thợ nuôi, ong có tuổi đời khoảng 30 ngày. Trong mỗi thùng luôn có một con ong đầu đàn (ong chúa) chỉ làm nhiệm vụ sinh sản ra “đội quân” ong thợ để đi kiếm hoa làm mật

 

Thông thường 8 đến 10 ngày, những đõ ong sẽ được thu mật một lần. Sáp ong được tách từ đõ rồi cho vào thùng ép lấy mật
Thông thường 8 đến 10 ngày, những đõ ong sẽ được thu mật một lần. Sáp ong được tách từ đõ rồi cho vào thùng ép lấy mật

 

3.	Nhờ di chuyển đàn ong theo những mùa hoa nên chất lượng mật của ong ở mỗi mùa, mỗi thời điểm là khác nhau
Nhờ di chuyển đàn ong theo những mùa hoa nên chất lượng mật của ong ở mỗi mùa, mỗi thời điểm là khác nhau

 

Trong sản xuất nông nghiệp, việc con ong lấy mật sẽ rất tốt cho cây trồng. Vì, nhờ ong mà cây sẽ tăng cường được sự thụ phấn, kết trái. Nhưng vì nhiều người dân không hiểu nên khi thấy đàn ong đến thì họ xua đuổi. Do vậy, mà những trại nuôi ong phải dần lui về ở những rừng cây hẻo lánh, ở sâu trong núi. Nghề nuôi ong cũng vì thế mà vất vả hơn rất nhiều
Trong sản xuất nông nghiệp, việc con ong lấy mật sẽ rất tốt cho cây trồng. Vì, nhờ ong mà cây sẽ tăng cường được sự thụ phấn, kết trái. Nhưng vì nhiều người dân không hiểu nên khi thấy đàn ong đến thì họ xua đuổi. Do vậy, mà những trại nuôi ong phải dần lui về ở những rừng cây hẻo lánh, ở sâu trong núi. Nghề nuôi ong cũng vì thế mà vất vả hơn rất nhiều


Thực hiện: Thanh Phương