Chuyện hậu kỳ của tác phẩm lấy dân làm gốc

10:06, 23/06/2013
.

(Tác phẩm đoạt giải C toàn quốc về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2013).
 



(QNg)-  Là phóng viên phụ trách mảng Xây dựng Đảng, để có được những bài viết hay đã khó huống hồ để đạt giải thưởng. Cái khó ở đây không phải là đề tài mà là ở cách thể hiện, vì viết về chính trị không đa chiều như mảng kinh tế - xã hội, chủ yếu là định hướng tuyên tuyên, biểu dương, khen ngợi…

Thuận lợi nhất khi tôi theo dõi mảng này là rất say mê lĩnh vực người tốt việc tốt và nhất là khi Đảng ta phát động Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thực sự có sức hút mạnh mẽ, cảm hứng sáng tạo đối với tôi.

 Tác giả và già làng Hồ Văn Ba.
Tác giả và già làng Hồ Văn Ba.

Với việc đi tìm những con người học Bác, làm theo Bác trên địa bàn tỉnh, nhiều tấm gương sáng giữa đời thường đã được tôi “trân trọng” giới thiệu đến bạn đọc bằng cả tình cảm, sự kính trọng như già làng Hồ Văn Ba (Tây Trà) - người dành gần như cả cuộc đời mình để giữ rừng; vợ chồng người Cor Hồ Ngọc Ký (Trà Bồng) hiến đất xây trường; ông Nguyễn Tiến Năng - trợ lý Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng với những ký ức, tình cảm của Thủ tướng với Bác Hồ…

 

Có những bài viết chỉ mất vài chục phút là hoàn thành, nhưng cũng có bài “đợi chờ” đến 2 tháng như tác phẩm “Lấy dân làm gốc” (tác phẩm đoạt giải C toàn quốc về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2013). Những ai làm báo đều biết với đề tài tiêu cực, có vấn đề thì nhiều kỳ là hiển nhiên, nhưng với những bài khen để làm nhiều kỳ là khó vô cùng.

Hai tháng để tìm nhân vật, chọn vấn đề, sắp xếp ý tứ, cấu trúc và cuối cùng là cách thể hiện. Gần 10 năm theo nghiệp báo, “sở hữu” gần 10 giải thưởng ở trung ương và địa phương đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong nghề và điều quan trọng nhất là nếu bạn thực sự yêu nghề, nghiêm túc với nghề, có bản lĩnh bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui trong công việc.
  

 

 Thanh Thuận
 


.