Tiêu xương hàm có niềng răng được không?

06:05, 29/05/2022
.
Chân răng và xương hàm chắc khỏe là điều kiện thuận lợi để một case niềng răng thành công. Vậy tiêu xương hàm có niềng răng được không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé.
 
Nguyên nhân gây tiêu xương hàm?
 
Tiêu xương hàm khi niềng răng là tình trạng mật độ xương hàm bị suy giảm ở hàm trên hoặc hàm. Hiện tượng này thường khiến nhiều người bị méo mặt, lão hóa sớm, nướu bị teo… làm  ảnh hưởng đến khớp cắn. 
 
Tiêu xương hàm thường có khá nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên chủ yếu là do mất răng lâu ngày và bị viêm nha chu.
 
Khi bị viêm nha chu, nướu sẽ bị tụt, chân răng hở và răng bị lung lay, từ đó dẫn tới tình trạng răng rụng do không có điểm tựa.
 
Mất răng lâu ngày cũng là một nguyên nhân gây nên tiêu xương hàm. Lý do là khi răng mất sẽ để lại khoảng trống giữa các răng, không còn lực nhai tác động. Sau một thời gian, xương ở vị trí răng mất bị tiêu dần.
 
Quá trình tiêu xương hàm sau khi mất răng
Quá trình tiêu xương hàm sau khi mất răng
Xương hàm sẽ bắt đầu tiêu sau 3 tháng mất răng, đến tháng 12 thì xương hàm ở vị trí đó sẽ bị tiêu biến 25%. Thậm chí 3 năm sau, mật độ xương hàm sẽ tiêu biến 45-60%.
 
Tiêu xương hàm không chỉ khiến khuôn mặt mất thẩm mỹ mà còn nhiều biến chứng nguy hiểm như: gây mất răng hàng loạt, xảy ra các bệnh lý về răng miệng và ảnh hưởng đến khả năng nhai, nghiền thức ăn. 
 
Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay sau khi gặp tình trạng mắt răng để hạn chế tình trạng tiêu xương hàm.
 
Tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Tiêu xương hàm có niềng răng được không?
Tiêu xương hàm có thể niềng răng được nếu ở mức độ nhẹ
 
Niềng răng là kỹ thuật sử dụng hệ thống khí cụ nha khoa chuyên dụng. Đây được coi là phương pháp hiệu quả và phổ biến để khắc phục các tình trạng: răng hô, thưa, móm… giúp mọi người sở hữu hàm răng đều đẹp. 
 
Trong quá trình niềng răng, khí cụ chỉnh nha sẽ tác động một lực ổn định lên răng và dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Lúc này, đòi hỏi chân răng phải chắc khỏe để đảm bảo quá trình niềng không làm chân răng bị bật ra khỏi nướu. 
 
Tuy nhiên, với những trường hợp bị tiêu xương hàm nhẹ, các bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá về mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng. Nếu mức độ nhẹ và đã được điều trị kịp thời thì bạn có thể hoàn toàn lựa chọn niềng để khắc phục sai lệch về răng. 
 
Ngược lại, nếu tiêu xương hàm ở mức độ nặng do viêm nha chu gây ra và đi kèm là các bệnh lý mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu sẽ khiến niềng răng bị tụt lợi và gây mất răng.
 
Tóm lại, tiêu xương hàm niềng được không còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Để biết chính xác câu trả lời, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất.
 
Những lưu ý khi niềng răng với tình trạng tiêu xương hàm
 
Để có được kết quả tốt nhất sau niềng răng, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng cũng đưa ra một số lời khuyên dành cho những ai đang gặp phải tình trạng tiêu xương hàm như sau:
 
Thứ nhất, các bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng khi tiêu xương hàm.
Một địa chỉ nha khoa uy tín sẽ sở hữu đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại và công nghệ niềng răng tiên tiến. 
 
Lạc Việt Intech là nha khoa mà bạn nên lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ chẩn đoán tình trạng chính xác, từ đó xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp nhất. Không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, Lạc Việt Intech còn sở hữu công nghệ niềng răng X- Matrix hiện đại nhất hiện nay. Đây là công nghệ giúp bạn có thể xem trước được kết quả điều trị, rút ngắn ½ thời gian niềng răng và ngăn chặn nguy cơ xảy ra biến chứng sau niềng.
 
Đội ngũ chuyên gia niềng răng tại Lạc Việt Intech
Đội ngũ chuyên gia niềng răng tại Lạc Việt Intech
Thứ hai, bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách và chế độ ăn hợp lý trước - trong và sau khi niềng răng.
 
Bạn không nên ăn những đồ ăn quá cứng, khó nhai để tránh tình trạng bong sút mắc cài. Thay vào đó, nên ăn những đồ mềm, dễ nuốt như: cháo, súp, rau xanh… 
 
Đồng thời, bạn cũng cần vệ sinh răng miệng đều đặn, kết hợp sử dụng các dụng cụ như: máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải điện… để làm sạch và luôn giữ hơi thở thơm mát.
 
Và cuối cùng, bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ theo dõi tình trạng và có những biện pháp xử lý kịp thời nếu như xảy ra biến chứng. 
 

.