Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm

15:38, 28/02/2024
.

(Báo Quảng Ngãi)- Xác định chuyển đổi số (CĐS) là cơ hội để bứt phá vươn lên, Quảng Ngãi đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình CĐS. 

Kết quả tích cực

Trong năm 2023, cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo và xây dựng cơ chế, chính sách để đẩy nhanh quá trình CĐS trên địa bàn, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ, chỉ tiêu CĐS cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố. Theo đó, quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương về thực hiện nhiệm vụ CĐS. Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, công tác CĐS trong năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cực.

Tọa đàm Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy kinh tế số địa phương.   Ảnh: pv
Tọa đàm Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy kinh tế số địa phương. Ảnh: PV
Một số tồn tại, hạn chế
Năm 2023, mặc dù công tác CĐS chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Đó là trải nghiệm thực tế của người dân trong khai thác các dịch vụ số được cung cấp bởi cơ quan chính quyền chưa được thường xuyên; tính hợp nhất của các hệ thống thông tin giữa các cấp chính quyền chưa cao, gây khó khăn, bất tiện cho việc tiếp cận khai thác của công chức, người dân. Hiện nay, chưa có công cụ và phương tiện đo lường kinh tế số, việc triển khai công tác đo lường kinh tế số theo thông tư hướng dẫn của Bộ KH&ĐT chưa được thực hiện đầy đủ trong phạm vi cả nước. Chuyển đổi số trong khu vực dân cư tuy có phát triển mạnh nhưng còn mang tính tự phát; mô hình làng thông minh, làng số còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, triển khai thử nghiệm.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đã thực hiện kết nối, tích hợp với 14 cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của bộ, ngành. Năm 2023, chỉ tiêu hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết đúng hoặc trước hạn của tỉnh xếp vị trí 11/63 tỉnh, thành phố; thanh toán trực tuyến, xếp hạng 15/63 tỉnh, thành phố; tỷ lệ có phát sinh hồ sơ trực tuyến tăng cao, đặc biệt là cấp xã. Tốc độ chuyển dịch hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường số tăng cao so với năm 2022 thông qua hoạt động khai thác các hệ thống thông tin, hạ tầng được đầu tư xây dựng. Nhiều chỉ số về kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính của Quảng Ngãi tăng mạnh; chỉ số CĐS của tỉnh năm 2022 tăng 34 bậc. Trên cơ sở số liệu của các ngành thuế, ngân hàng, công thương, GTVT, y tế, giáo dục cho thấy, kinh tế số ở Quảng Ngãi có chiều hướng tăng mạnh so với năm 2022. Giá trị thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ trên địa bàn tỉnh khoảng 10%. Tổng giá trị kinh tế số của Quảng Ngãi ở nhóm trung bình của cả nước. Hiện nay, tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng trên 85%; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh trên 80%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh trên tổng dân số đạt trên 71,54%. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt 83%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh điện tử đạt 85%. Quảng Ngãi là 1 trong 21 tỉnh, thành phố đã hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử cao nhất cả nước...

Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số

Chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục của tất cả các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. Vì thế, năm 2024, Quảng Ngãi bố trí trên 256 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án hạ tầng số, nền tảng số, thu hút nguồn lực... Tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách để thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, cải tiến giao diện, nâng cao chất lượng trải nghiệm của người dùng với các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, nhiều người dùng; đo lường, đánh giá bằng các chỉ tiêu do Chính phủ đề ra, thực hiện theo địa bàn, ngành, lĩnh vực.

Phát triển kênh thông tin kết nối hợp nhất giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân để mang lại trải nghiệm trực tuyến toàn trình; phát triển mới các kênh giao tiếp để người dân, doanh nghiệp tiếp cận với nhiều dịch vụ do chính quyền cung cấp. Phát triển ứng dụng theo mô hình quản trị tổng thể trong hoạt động của cơ quan nhà nước; khai thác các nền tảng mạng xã hội để phục vụ cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Thúc đẩy phát triển kinh tế số gắn kết đồng bộ các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thực hiện đồng bộ việc đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất lao động, tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, CĐS. Đặc biệt, trong phát triển kinh tế số, Quảng Ngãi tập trung CĐS doanh nghiệp, nâng cao tỷ lệ giao dịch của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên môi trường số bằng nền tảng số với mục tiêu tăng hiệu quả và năng suất, cải thiện trải nghiệm khách hàng, mở rộng thị trường và tăng doanh thu, tối ưu hóa quy trình quản lý, tận dụng dữ liệu và thông tin, tăng cường khả năng cạnh tranh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo.

Tỉnh cũng tập trung phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực, chú trọng 5 lĩnh vực có tiềm năng phát triển kinh tế số mà tỉnh đang có, gồm sản xuất chế biến; nông nghiệp; du lịch; logistics; dệt may. Phấn đấu mỗi người dân có một danh tính số để tham gia vào các dịch vụ trên môi trường số; mỗi người dân trưởng thành có một tài khoản thanh toán số, phổ cập thanh toán số, hướng tới mỗi người dân có một chữ ký số cá nhân, mỗi người dân có một phần mềm bảo vệ an toàn thông tin mạng cơ bản, mỗi người dân có kỹ năng số cơ bản. Trong năm 2024, tỉnh chú trọng phát triển các nền tảng số phục vụ công tác quản lý hành chính tại bệnh viện; hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh tại chỗ và từ xa; phát triển, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

Căn cứ vào các chương trình, kế hoạch theo giai đoạn và từng năm, tỉnh tiếp tục giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai, thực hiện các nội dung về CĐS. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ sở pháp lý, cơ chế thúc đẩy CĐS, nhất là các cơ chế thúc đẩy người dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình CĐS. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và mọi người dân về CĐS. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, tỉnh sẽ thực hiện điều chỉnh bổ sung chỉ tiêu đánh giá CĐS các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện thu thập, cung cấp số liệu đánh giá qua mạng, từng bước hướng đến tự động hóa theo thời gian đối với số liệu, dữ liệu đánh; định kỳ công bố kết quả đánh giá CĐS trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.

THANH THUẬN

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


 

Xuất bản lúc: 15:38, 28/02/2024

Ý kiến bạn đọc


.