Nhạc sĩ Cao Việt Bách: Cung đàn lay động mùa xuân

08:01, 22/01/2013
.

[audio(10721)]




 

c
Nhạc sĩ Cao Việt Bách.

… Ngoài ca khúc "Tiếng hát thành phố mang tên Người", khi nhắc tới Cao Việt Bách, anh em trong giới âm nhạc còn nhắc tới các ca khúc "Cung đàn mùa xuân" và "Cung đàn đất nước" và họ xếp những bài hát đó vào danh mục "Những bài ca đi cùng năm tháng".

Được hỏi về sự ra đời của "Cung đàn mùa xuân", NSND Cao Việt Bách kể: Vào một ngày xuân năm 1981, tình cờ ông đọc được bài thơ của Lưu Trọng Lư trên báo Văn nghệ. Không chỉ đọc mà trái tim nhạy cảm của một nhạc sĩ lập tức đồng điệu ngay với hồn thơ thi sĩ, tác giả bài "Tiếng thu" nổi tiếng. Bất chợt, những giai điệu của một ca khúc theo những câu thơ giàu hình ảnh cứ thế hình thành.

Bắt đầu là: "Em ơi vút lên một tiếng đàn/ Kìa đàn đã so dây/ Cung đàn đã lựa phím…". Tiếp đó là: "Tay anh bưng ngọn đèn/ Em che ngọn gió/ Anh nâng mầm trổ/ Em trút nắng vàng". Và cuối cùng: "Đường vui nay bước thênh thang/ Tâm hồn lộng gió em ơi/ Xây đẹp mộng ước tương lai/ Em ơi vút lên một tiếng đàn"…

Theo mạch của bài thơ, những dòng âm thanh như tuôn ra và ông chỉ còn việc sửa chữa lại một vài câu, một số từ cho hợp với giai điệu… "Cung đàn mùa xuân" bắt đầu đến với thính giả cả nước và được công chúng, đặc biệt là giới trẻ mến mộ và nhờ có "nó" ông đã có được người bạn trăm năm tuyệt vời.

Một cô giáo trẻ đẹp dạy nhạc ở trường phổ thông cơ sở Hà Nội vì yêu "Cung đàn mùa xuân" rồi yêu luôn cả tác giả dẫu biết mình kém người yêu gần 20 tuổi. Mùa xuân năm 1982 kỷ niệm một năm ngày "Cung đàn mùa xuân" ra đời, vào tuổi 42 tác giả của nó mới yên bề gia thất. Hai sáu năm đã trôi qua, mùa thu vừa rồi con gái của họ, họa sĩ đồ họa Cao Ngân Hà cũng đã bước lên xe hoa.

Trong ngày vui của con, trái tim thanh xuân trong NSND Cao Việt Bách lại trỗi dậy, thôi thúc ông bước lên sân khấu nhỏ. Nhìn về phía người vợ yêu của mình, bất chợt ông hát vang giai điệu ngày xưa: "Em ơi vút lên một tiếng đàn…"


Theo D.N (Báo CAND)


 


.