Những động vật thay 'vợ' sinh con

01:12, 24/12/2013
.

Con đực đẻ trứng thay cho con cái là hiện tượng không còn hiếm trong thế giới động vật. Số ít do bẩm sinh còn phần nhiều do bị tác động của môi trường ô nhiễm đặc biệt là thuốc sâu và thuốc diệt cỏ.

1. Cá ngựa đực có túi ấp trứng và thụ thai

 

 
 
Cá ngựa từ lâu không chỉ nổi tiếng bởi thân hình đặc biệt, mà nó còn được chú ý vì con đực có khả năng thụ thai và sinh con. 
 

 

Những động vật thay 'vợ' sinh con
 
 
Vào mùa giao phối các con cái sẽ thả trứng vào bụng các con đực - bạn tình của chúng, sau đó số trứng này sẽ được thụ tinh trong bụng của con đựng. Con cá ngựa đực giờ đây sẽ mang thai trong khoảng ba tuần, sau đó chúng sẽ sinh ra các chú cá ngựa con. Trung bình mỗi lần mang thai như vậy cá ngựa đực cho ra đời khoảng 200 chú cá ngựa con. Sở dĩ cá ngựa đực làm được như vậy là vì chúng có một gene đặc biệt có tên patristacin. 
 
2. Cá chìa vôi đực mang thai
 
Cá chia vôi đực cũng mang thai và sinh con giúp "người tinh" nhờ một loại gene đặc biệt giống ở cá ngựa đực. Loại gene này giúp chúng có thể điều chỉnh lượng muối trong bụng, phù hợp cho quá trình mang thai. Ngoài ra, cá chìa vôi đực có một túi chuyên biệt hóa ở bụng để chứa trứng.
 
 
Những động vật thay 'vợ' sinh con
 
 
3.Cá Rồng biển thân cỏ đực mang thai ở đuôi
 

 

Những động vật thay 'vợ' sinh con
 

 

Nhìn bề ngoài cá rồng biển thân cỏ trông như một cây rong biển. Khác với cá ngựa đực và cá chìa vôi đực mang thai trong bụng cá rồng biển thân cỏ mang thai ở phần đuôi. Sau khi trứng từ con cái đi vào một ống dài ở đuôi, tại đây trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi thai ở đây. Mỗi lần như vậy có khoảng 
250 trứng được thụ tinh, và 9 tuần sau sẽ cho ra những chú cá rồng con.
 
Khi đến giai đoạn sinh sản cá con sẽ được bắn ra từ đuôi của bố, tuy nhiên chỉ có khoảng 5 % trong số chúng có thể sống sót đến khi trưởng thành.
 
4. Cá bass đực ở Mỹ thành lưỡng tính do thuốc trừ sâu

 

Những động vật thay 'vợ' sinh con
 

 

Mới đây các nhà khoa học mỹ đã phát hiện ra một loài cá ở nước này đã bị biến đổi giới tính, nguyên nhân ban đầu được cho là do bị ảnh hưởng của thuốc trừ sâu. Người ta tìm thấy những con cá bass đực có khả năng mang thai, chúng xuất hiện cơ quan sinh sản giống như cá bass song song với cơ quan sinh dục đực của mình. Có đến 42% số cá đực bị phát triển thành lưỡng tính, một con số báo động trên toàn loài.
 
Nghành nông nghiệp phát triển mạnh đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc trừ sâu với số lượng lớn hậu quả là các loài sinh vật xung quanh bị ảnh hưởng nặng nề mà cá bass là một trong những loài như vậy
 
5.  Một số loài ếch Châu Phi có con đực sinh con do nhiễm thuốc trừ cỏ

 

Những động vật thay 'vợ' sinh con
 

 

Không chỉ ở Mỹ, ở châu phi người ta cũng đã tìm thấy khoảng 4 loài ếch có con đực có khả năng mang thai. Thủ phạm gây ra hiện tượng này chính là một chất có tên khoa học là Atrazine - một thành chính trong các loại thuốc diệt cỏ. Các con ếch đực nàỳ có buồng trứng như ếch cái. 
 
Chất Atrazine khi xâm nhập vào cơ thể con đực sẽ làm ức chế quá trình sản sinh ra hooc môn testosteron - làm cho các con ếch đực có xu hướng thụ tinh với chính những con ếch đực khác chứ không phải ếch cái.
 
 
Theo VTC

CÁC TIN KHÁC
.