(QNg) - Chủ đề Ngày vì môi trường thế giới năm nay là: "Nhiều loài - một hành tinh - tương lai của chúng ta" là một chủ đề đặt ra hết sức thiết thực đòi hỏi cả cộng đồng phải vào cuộc bảo vệ môi trường, mà trước hết làm cách nào để xử lý tốt rác thải công nghiệp cũng như rác thải sinh hoạt để giảm gây hiệu ứng nhà kính, giảm biến đổi khí hậu.
Môi trường ngày càng đáng lo ngại
Ở Quảng Ngãi, từ vùng nông thôn cho tới thành thị môi trường đang bị ô nhiễm. Ở nông thôn thì rác thải sinh hoạt vứt tràn lan, tình trạng chăn nuôi, giết mổ gia súc không đúng nơi quy định... Giáo viên Vũ Thị Như Nguyệt - Trường mẫu giáo bán công xã Đức Tân (Mộ Đức) chỉ dòng sông Cầu Đập chảy quanh xóm làng thôn 1, nói với tôi: Dòng sông này ngày trước nước trong xanh. Mùa hè hơi nước bốc lên mát rượi. Giờ dòng sông như bị "bức tử". Nguồn nước đen ngòm, hôi thối, do một số hộ chăn nuôi quanh khu vực thải chất thải kết hợp với rác thải gây ngập cả khúc sông dài. Chúng tôi đã kiến nghị lên xã, huyện và kể cả lúc Hội đồng nhân dân tỉnh về tiếp xúc cử tri, nhưng việc này không được cải thiện mà ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.
![]() |
Nắng nóng kéo dài dòng sông Vệ mùa này cạn trơ đáy. |
Tại các huyện miền núi Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây ngày xưa rừng tự nhiên bạt ngàn nhưng nay hàng ngàn ha rừng đã biến thành đồi trọc. Gỗ lậu ngày ngày vẫn "hành quân" về xuôi theo dọc sông, theo những con đường mới mở. Rừng ngày càng ít, thảm thực vật bề mặt bị xói mòn, nên mùa mưa lũ vùng hạ lưu nước dâng cao gây lũ lụt nghiêm trọng.
Còn ở TP.Quảng Ngãi, dòng sông Trà khi chảy về phía hạ lưu lại gánh chịu thêm hàng ngàn m3 nước thải chưa qua xử lý từ Nhà máy cồn - rượu (Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) thải xuống gây ô nhiễm nặng, cá chết nổi trắng sông.
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh: Trước khi đầu tư vào các KCN, các đơn vị, công ty, xí nghiệp đều đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. Thế nhưng qua kiểm tra, hầu hết các đơn vị đều chưa thực hiện nghiêm túc, có nhiều thông số gây ô nhiễm môi trường, như: tiếng ồn, bụi... nhất là không có hệ thống xử lý nước thải, phải thải trực tiếp ra ngoài.
Đi dọc dài bờ biển Quảng Ngãi, rừng dương xanh và cát trắng đang thu hẹp dần, vì hồ nuôi tôm. Nhiều chủ hồ tôm cho biển là của chung nên cứ tha hồ đưa nước thải từ nuôi tôm chưa qua xử lý thải trực tiếp ra biển hoặc thải vào rừng dương, bốc mùi hôi thối. Ở vùng cửa biển, những triền đà sửa chữa tàu thuyền, chủ cơ sở tha hồ thải dầu cặn, nhớt ra biển. Dầu loang ra mặt nước, chờ thủy triều lên tràn vào những đồng tôm gây ô nhiễm nặng. Chuyện này, dân các đồng tôm Tịnh Hòa (Sơn Tịnh), Bình Châu (Bình Sơn) nằm bên cửa Sa Kỳ đã nhiều lần kiến nghị, báo chí lên tiếng, nhưng chẳng cải thiện được gì.
Còn ở vùng ven biển Bình Hải (Bình Sơn) và khu vực quanh huyện đảo Lý Sơn thì những năm gần đây, nạn khai thác rong mơ xâm hại nơi cư trú, sinh sản của các loài hải sản lại ồ ạt, cộng vào đó tình trạng đánh bắt hải sản theo cách hủy diệt bằng thuốc nổ. Cứ đà này thì chẳng ai biết sự thay đổi môi trường ở Quảng Ngãi sẽ ra sao?
Cần thực hiện đồng bộ việc bảo vệ môi trường
Đi dọc dài bờ biển Quảng Ngãi, rừng dương xanh và cát trắng đang thu hẹp dần, vì hồ nuôi tôm. Nhiều chủ hồ tôm cho biển là của chung nên cứ tha hồ đưa nước thải từ nuôi tôm chưa qua xử lý thải trực tiếp ra biển hoặc thải vào rừng dương, bốc mùi hôi thối. Ở vùng cửa biển, những triền đà sửa chữa tàu thuyền, chủ cơ sở tha hồ thải dầu cặn, nhớt ra biển. Dầu loang ra mặt nước, chờ thủy triều lên tràn vào những đồng tôm gây ô nhiễm nặng. Chuyện này, dân các đồng tôm Tịnh Hòa (Sơn Tịnh), Bình Châu (Bình Sơn) nằm bên cửa Sa Kỳ đã nhiều lần kiến nghị, báo chí lên tiếng, nhưng chẳng cải thiện được gì.
Còn ở vùng ven biển Bình Hải (Bình Sơn) và khu vực quanh huyện đảo Lý Sơn thì những năm gần đây, nạn khai thác rong mơ xâm hại nơi cư trú, sinh sản của các loài hải sản lại ồ ạt, cộng vào đó tình trạng đánh bắt hải sản theo cách hủy diệt bằng thuốc nổ. Cứ đà này thì chẳng ai biết sự thay đổi môi trường ở Quảng Ngãi sẽ ra sao?
Cần thực hiện đồng bộ việc bảo vệ môi trường
Trước tình trạng môi trường càng ngày càng xấu đi, theo chỉ đạo của tỉnh ngành môi trường và các địa phương đã tổ chức tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Tỉnh đã trích hẳn 1% nguồn thu ngân sách để chi cho công tác bảo vệ môi trường. Từ số tiền này các huyện đã thành lập các tổ thu gom rác. Cùng với ngành chức năng, các hội đoàn thể mặt trận cũng tham gia bảo vệ môi trường bằng các phong trào ra quân thu gom, dọn rác và phân chia mỗi con đường trong khu vực để có trách nhiệm tự quản.
![]() |
Thu gom rác thải ở Ba Tơ. |
Hằng năm Tỉnh đoàn có nhiều kế hoạch bảo vệ môi trường như: Triển khai phong trào thanh niên tình nguyện vì môi trường; thực hiện ngõ phố văn minh sạch đẹp, bảo vệ dòng sông quê hương, bảo vệ môi trường ở ven biển Quảng Ngãi, hưởng ứng ngày môi trường thế giới, ngày chủ nhật xanh... Tỉnh đoàn đã huy động lực lượng thanh niên ra quân thu gom rác ở những vùng ven biển đông dân cư thuộc các xã Bình Hải (Bình Sơn), Đức Lợi (Mộ Đức), Phổ Thuận, Phổ Khánh, Phổ Châu (Đức Phổ), cảng Sa Kỳ, Mỹ Khê (Sơn Tịnh) và trồng cây xanh bảo vệ một số tuyến đê ven biển. Qua đó nâng cao nhận thức của người dân bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, thanh tra về môi trường cũng đã vào cuộc, ngành kiểm lâm cũng đã tăng cường công tác bảo vệ rừng. Thế nhưng rừng mỗi ngày vẫn cứ bị đốn hạ, sau những chiến dịch ra quân thu gom rác, rác vẫn vứt bừa bãi khắp nơi…
Chủ đề Ngày vì môi trường thế giới năm nay là: "Nhiều loài - một hành tinh - tương lai của chúng ta" là một chủ đề đặt ra hết sức thiết thực đòi hỏi cả cộng đồng phải vào cuộc bảo vệ môi trường, mà trước hết làm cách nào để xử lý tốt rác thải công nghiệp cũng như rác thải sinh hoạt để giảm gây hiệu ứng nhà kính, giảm biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp phải rà soát lại công nghệ xử lý tiêu hao năng lượng nhằm giảm thiểu tiêu hao năng lượng; không nên dùng tài nguyên không tái tạo như than đá mà nên dùng các tài nguyên tái tạo hoặc năng lượng sạch để giảm rác thải. Đối với các khu công nghiệp, thanh tra môi trường và Ban quản lý cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm. Trước mắt là cần phải xử lý nghiêm vụ " bức tử" sông Trà Khúc bằng nước thải của Nhà máy cồn rượu.
Môi trường biển đòi hỏi thanh tra môi trường phải tăng cường công tác kiểm tra, các địa phương phải thường xuyên tuyên truyền cho dân ý thức bảo vệ môi trường biển, không đánh cá theo lối hủy diệt, không phá những gành rạn san hô và khai thác rong mơ...
Việc tuyên truyền bảo vệ môi trường cần được ngành chức năng và các địa phương triển khai thường xuyên liên tục và tất cả mọi người phải xem việc bảo vệ môi trường là không của riêng ai nên phải có ý thức bảo vệ môi trường.
MAI HẠ