(QNg) - Bằng nhiều nguồn vốn, tỉnh ta đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhiều công trình thủy lợi lớn, nhỏ, góp phần đáng kể trong việc đảm bảo nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên thời gian qua, do đầu tư, khai thác chưa đồng bộ, nhiều hồ chứa nước, đập dâng, kênh mương thủy lợi xuống cấp. Trong quản lý, khai thác các công trình này cũng bộc lộ nhiều bất cập...
Thực trạng đáng lo ngại
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & PTNT, đến cuối năm 2009, tỉnh ta đã đầu tư xây dựng 527 công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ (bao gồm 110 hồ chứa, 324 đập dâng và 93 trạm bơm), phục vụ tưới cho gần 56.130 ha cây trồng, đạt 65% so với năng lực thiết kế, được giao cho C.ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi, UBND các xã, hợp tác xã quản lý, khai thác...
Tuy nhiên trước năm 2008, do tình trạng "cha chung không ai khóc", nên nhiều công trình hư hỏng nhỏ, nhưng không được sửa chữa kịp thời, dẫn đến công trình xuống cấp, vận hành kém an toàn, không đảm bảo nguồn nước phục vụ cây trồng. Thậm chí có công trình xây dựng xong, nhưng chất lượng không đảm bảo phải sửa chữa nhiều lần như công trình hồ Tuyền Tung, Biều Qua... Một số công trình thủy lợi đầu tư xây dựng tiền tỷ, nhưng xuống cấp đang chờ đầu tư sửa chữa, nâng cấp mới có thể đưa vào khai thác như: Đập Ba La, đập Bến Thóc... Đặc biệt là hồ Di Lăng được sửa chữa năm 2003, với kinh phí hàng chục tỷ đồng, nhưng hiệu quả không cao.
Cũng theo Sở Nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 60 hồ, đập vừa và nhỏ, 2 trạm bơm và 3 tuyến kênh do các địa phương quản lý, vận hành bị hư hỏng, dẫn đến hiệu quả tưới tiêu thấp, trong đó: Bình Sơn có 10 hồ, đập; Tây Trà, Minh Long, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Ba Tơ, Tư Nghĩa có từ 6 đến 8 hồ đập bị hư hỏng...
![]() |
Hồ Tuyền Tung được đầu tư kinh phí 12 tỷ đồng nhưng khi thử tải thì bị rò, rỉ nước phải sửa chữa. |
Nhiều hồ đập ở cụm đầu mối bị xói lở tràn xả lũ, thấm nước qua thân đập, sụt lún bể tiêu năng, cống lấy nước rò rỉ, bồi lắng thượng lưu đập dâng, sạt mái thượng hạ lưu đập đất... vẫn chưa được khắc phục. Nhiều trạm bơm được xây dựng cách đây hàng chục năm, đã lạc hậu, hiệu quả bơm tưới thấp nên có huyện từ chối trách nhiệm quản lý trạm bơm, vì chi phí tiền điện quá lớn, trong khi đó nguồn kinh phí tỉnh bố trí không đủ trả tiền điện, kinh phí sửa chữa và trả lương cho người vận hành như Sơn Tịnh từ chối nhận trạm bơm B10 - Bm 2 (cao) ở xã Tịnh Phong...
Theo cán bộ một số HTX nông nghiệp ở Bình Sơn, Mộ Đức, Tư Nghĩa thì khó khăn trước mắt trong công tác quản lý các công trình thủy lợi là nguồn vốn cấp trên bố trí cho HTX quá nhỏ giọt, không bảo đảm cho duy tu, sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi đang xuống cấp. Trong khi đó, nhiều công trình thủy lợi qua nhiều năm khai thác, nhưng chưa được đầu tư nâng cấp nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Cần sớm khắc phục những bất cập
Ông Phan Văn Ơn - Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh cho biết: Các công trình thủy lợi ở tỉnh ta hầu hết được xây dựng cách đây vài chục năm, nhưng không đồng bộ từ công trình đầu mối cho đến hệ thống kênh mương dẫn nước nội đồng. Nhiều công trình thủy lợi đầu tư chắp vá, chất lượng không cao, nên sau khi đưa vào sử dụng một vài năm đã xuống cấp phải sửa chữa, làm lại nhiều lần, nên việc khai thác nguồn nước tưới kém hiệu quả. Trong khi đó, các hồ thủy lợi ở tỉnh ta hầu hết là đập đất (trừ một số ít hồ có kết cấu là đập bê tông trọng lực, đập đá đổ bê tông bản mặt). Công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng ở các địa phương chưa được chú trọng đúng mức nên sự xuống cấp khó tránh khỏi...
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đến nay một số công trình tuy được đầu tư nâng cấp, nhưng chỉ đảm bảo nguồn nước tưới cho 65% diện tích cây trồng các loại. Nguyên nhân là do ở tỉnh ta các sông, suối có độ dốc lớn và chịu nhiều ảnh hưởng lớn của mưa bão, lũ lụt, nên mức độ hư hại ở các công trình thủy lợi là rất lớn. Trong trận bão số 9 năm 2009, mưa lũ đã gây thiệt hại lớn cho các công trình thủy lợi ở tỉnh ta, nhưng do thiếu kinh phí nên mới chỉ khắc phục tạm thời một số hạng mục trên tuyến kênh chính của công trình Thạch Nham. Nhiều đoạn kênh cấp I, cấp II và kênh nội đồng sạt lở, bồi lấp vẫn chưa có kinh phí khắc phục.
Các địa phương không có nguồn nhân lực chuyên trách, hoặc có nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ vừa thiếu lại vừa yếu nên việc quản lý hồ đập theo Quyết định 46 của UBND tỉnh còn nhiều khó khăn, lúng túng. Đặc biệt là hầu hết cán bộ thủy nông ở HTX chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành công trình. Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình thuỷ lợi chưa thật sự quan tâm đến việc cộng đồng trách nhiệm để cùng quản lý, bảo vệ và khai thác các công trình. Việc thiếu kinh phí đầu tư, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ do mưa bão gây ra khiến công trình càng nhanh xuống cấp. Bên cạnh đó, việc các cánh rừng đầu nguồn bị tàn phá cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, khai thác công trình.
Từ những bất cập trên, việc đảm bảo nước tưới ổn định cho diện tích cây trồng các loại theo thiết kế khó mà đạt được, nhất là vào các mùa khô hạn. Nếu các công trình này không được đầu tư sửa chữa, quản lý sẽ tiếp tục xuống cấp là sự lãng phí rất lớn.
Theo cán bộ một số HTX nông nghiệp ở Bình Sơn, Mộ Đức, Tư Nghĩa thì khó khăn trước mắt trong công tác quản lý các công trình thủy lợi là nguồn vốn cấp trên bố trí cho HTX quá nhỏ giọt, không bảo đảm cho duy tu, sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi đang xuống cấp. Trong khi đó, nhiều công trình thủy lợi qua nhiều năm khai thác, nhưng chưa được đầu tư nâng cấp nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Cần sớm khắc phục những bất cập
Ông Phan Văn Ơn - Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi tỉnh cho biết: Các công trình thủy lợi ở tỉnh ta hầu hết được xây dựng cách đây vài chục năm, nhưng không đồng bộ từ công trình đầu mối cho đến hệ thống kênh mương dẫn nước nội đồng. Nhiều công trình thủy lợi đầu tư chắp vá, chất lượng không cao, nên sau khi đưa vào sử dụng một vài năm đã xuống cấp phải sửa chữa, làm lại nhiều lần, nên việc khai thác nguồn nước tưới kém hiệu quả. Trong khi đó, các hồ thủy lợi ở tỉnh ta hầu hết là đập đất (trừ một số ít hồ có kết cấu là đập bê tông trọng lực, đập đá đổ bê tông bản mặt). Công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng ở các địa phương chưa được chú trọng đúng mức nên sự xuống cấp khó tránh khỏi...
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đến nay một số công trình tuy được đầu tư nâng cấp, nhưng chỉ đảm bảo nguồn nước tưới cho 65% diện tích cây trồng các loại. Nguyên nhân là do ở tỉnh ta các sông, suối có độ dốc lớn và chịu nhiều ảnh hưởng lớn của mưa bão, lũ lụt, nên mức độ hư hại ở các công trình thủy lợi là rất lớn. Trong trận bão số 9 năm 2009, mưa lũ đã gây thiệt hại lớn cho các công trình thủy lợi ở tỉnh ta, nhưng do thiếu kinh phí nên mới chỉ khắc phục tạm thời một số hạng mục trên tuyến kênh chính của công trình Thạch Nham. Nhiều đoạn kênh cấp I, cấp II và kênh nội đồng sạt lở, bồi lấp vẫn chưa có kinh phí khắc phục.
Các địa phương không có nguồn nhân lực chuyên trách, hoặc có nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ vừa thiếu lại vừa yếu nên việc quản lý hồ đập theo Quyết định 46 của UBND tỉnh còn nhiều khó khăn, lúng túng. Đặc biệt là hầu hết cán bộ thủy nông ở HTX chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, vận hành công trình. Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình thuỷ lợi chưa thật sự quan tâm đến việc cộng đồng trách nhiệm để cùng quản lý, bảo vệ và khai thác các công trình. Việc thiếu kinh phí đầu tư, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ do mưa bão gây ra khiến công trình càng nhanh xuống cấp. Bên cạnh đó, việc các cánh rừng đầu nguồn bị tàn phá cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý, khai thác công trình.
Từ những bất cập trên, việc đảm bảo nước tưới ổn định cho diện tích cây trồng các loại theo thiết kế khó mà đạt được, nhất là vào các mùa khô hạn. Nếu các công trình này không được đầu tư sửa chữa, quản lý sẽ tiếp tục xuống cấp là sự lãng phí rất lớn.
Bá Sơn