Bạn đã cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ?

04:10, 25/10/2015
.

 


Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây được xắt miếng nhỏ để trẻ có thể dễ dàng nhai. Không nên cho bé ăn trái cây khi trẻ đói hoặc no, nên vào giữa các bữa ăn chính hoặc cách bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng và coi đó như là bữa ăn phụ.


Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây được xắt miếng nhỏ để trẻ có thể dễ dàng nhai. Không nên cho bé ăn trái cây khi trẻ đói hoặc no, nên vào giữa các bữa ăn chính hoặc cách bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng và coi đó như là bữa ăn phụ. Với các loại nước quả có lượng vitamin C cao như cam, quýt, bưởi nên pha loãng và cho thêm chút đường. Những loại trái cây có lượng đường cao cũng không nên cho bé ăn nhiều như nhãn, vải, mít. Một số loại trái cây có thể gây dị ứng như dứa khi ăn cũng cần chú ý và chắc chắn rằng trẻ không có bất kỳ phản ứng nào.

Khi trẻ ăn bổ sung (ăn dặm), trong mỗi bữa ăn bổ sung cần có đủ 4 nhóm thực phẩm gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo và rau xanh (rau củ) không thể thiếu. Tùy lứa tuổi để cho trẻ ăn. Từ 1-2 thìa (5-10g) rau xanh nghiền nhỏ khi trẻ được 6-7 tháng, 3-4 thìa (20-30g) khi trẻ 1-2 tuổi trong mỗi bữa ăn bổ sung của trẻ. Đối với trẻ lớn trên 3 tuổi khi cho ăn rau xanh không cần phải nghiền mà chỉ cần thái nhỏ nấu canh trộn vào cơm cho ăn như canh cua, canh tôm, canh thịt...

 

 Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau quả ngay từ nhỏ.
Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau quả ngay từ nhỏ.

Nhiều bà mẹ cho rằng không cần thiết phải cho bé ăn rau xanh, quả chín hàng này. Bởi nhiều lý do, thường gặp nhất là do bé không thích nên không cho ăn. Nhiều bà mẹ cho rằng thịt, cá, trứng, sữa... mới là thức ăn bổ dưỡng, vì thế bữa ăn của bé chỉ có thịt mà không có rau. Nhiều bà mẹ lại sợ không cho con ăn rau xanh, hoa quả chín vì lo con ngộ độc do hóa chất bảo vệ thực vật... hoặc ăn rau xanh con đi ngoài phân xanh. Lại cũng có nhiều bà mẹ do thông tin không đầy đủ cho rằng trẻ ăn cà rốt có nhiều vitamin A sẽ tốt cho sức khỏe nên ngày nào cũng cho con ăn, đến khi trẻ bị vàng da, biếng ăn đi khám mới biết trẻ bị ngộ độc vitamin A.

Tất cả những lý do các bà mẹ đưa ra ở trên đều không đúng, cần phải có sự thay đổi tư duy, hành vi để nuôi trẻ tốt hơn. Đặc biệt, các bà mẹ cũng cần lưu ý, trong rau, quả do hàm lượng vitamin cao lại dễ bị phân hủy bởi nhiệt và quá trình đun nấu, vì thế để giữ được vitamin, các bà mẹ không nấu quá kỹ, nên cho khi bột cháo sắp chín.

Rau, quả là nhóm thực phẩm tự nhiên quý giá, nếu mỗi bà mẹ hiểu được vai trò quan trọng của nhóm thực phẩm này, cho con ăn hợp lý thì sẽ cung cấp đầy đủ vitamin, chất khoáng mà không cần phải bổ sung bằng "thuốc" vừa mất tiền mà lại không an toàn.
 
Theo TS.BS. Cao Thị Hậu/SKĐS
 
 
 

.