WHO: COVID-19 giảm sâu nhiều nơi, tin vui lớn từ châu Á

03:09, 29/09/2022
.
Báo cáo toàn cầu mới về dịch COVID-19 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đem lại tin mừng cho Tây Thái Bình Dương - là khu vực có Việt Nam, với sự "tụt hạng" cả về số ca mắc lẫn số ca tử vong.
 
 
Các chuyên gia WHO trong một cuộc họp báo về COVID-19 - Ảnh: WHO
Các chuyên gia WHO trong một cuộc họp báo về COVID-19 - Ảnh: WHO
Tuần qua cả thế giưới ghi nhận hơn 3 triệu ca COVID-19 mới, giảm 11% so với tuần qua. Số ca tử vong là 8.910, giảm 16% so với tuần qua.
 
Dữ liệu theo từng khu vực có thay đổi lớn. Sau nhiều tuần liền giữ vị trí "đầu bảng" về số ca mắc, gồm nhiều tuần chiếm hơn một nửa số ca toàn cầu, đến tuần vừa rồi khu vực Tây Thái Bình Dương (bao gồm Việt Nam) chỉ xếp thứ 2 về số ca mắc.
 
Khu vực có số ca nhiều nhất là châu Âu (hơn 1,28 triệu ca), giảm 1% so với tuần trước. Nhưng Tây Thái Bình Dương lại giảm tới 19% nên số ca đã thấp hơn (hơn 1,14 triệu ca). Tỉ lê
 
Nguyên nhân chính khiến Tây Thái Bình Dương "tụt hạng" đáng mừng là thay đổi rõ rệt từ phía 3 nước châu Á vốn chiếm đa số các ca mắc trong khu vực trong suốt nhiều tuần qua: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
 
Trong tuần này, Nhật Bản chỉ còn hơn 535.000 ca mắc mới, giảm 12%; Trung Quốc có số ca tương đương tuần trước với hơn 292.000 ca; Hàn Quốc giảm mạnh 42% còn hơn 225.000 ca.
 
Điều đáng mừng là tỉ lệ tử vong trên dân số ở 3 nước này đều dưới 1 ca>100.000 dân. Trong nhiều tuần trước đó Nhật Bản và Hàn Quốc từng phải đối phó với tỉ lệ tử vong cao, nhất là Nhật Bản có khi lên tới 1,6 ca/100.000 dân.
 
Khu vực châu Âu có mức giảm chỉ 1% dù hầu hết các nước đều giảm vì có sự gia tăng cục bộ hoặc số ca còn cao ở một số nước như Pháp, Đức, Nga, Ukraine... Trong tuần trước, một số nước châu Âu cũng đã cảnh báo thận trọng với COVID-19 vì thời tiết khu vực này bắt đầu đi vào giai đoạn lạnh hơn và mùa đông có thể khiến căn bệnh này cùng với cúm và các bệnh hô hấp khác tăng trở lại.
 
Khu vực có số ca cao thứ 3 sau châu Âu và Tây Thái Bình Dương là châu Mỹ với hơn 485.000 ca, trong đó Mỹ chiếm phần lớn với hơn 361.000 ca. Ba khu vực còn lại là Đông Nam Á, Đông Địa Trung Hải, châu Phi đều có số ca không đáng kể với Đông Nam Á cao nhất trong 3 nơi những cũng chưa tới 60.000 ca.
 
Theo Anh Thư/NLĐO
[links(right)]

.