Nên vận động lập Quỹ hỗ trợ ngư dân Lý Sơn

07:07, 03/07/2009
.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ từ năm 1995 -2004 cho rằng  cần tôn vinh những hậu duệ của người lính Hoàng Sa thuộc Đội Hoàng Sa từ thời Chúa Nguyễn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyên Trưởng ban Trần Công Trục: Cần chia sẻ khó khăn, mất mát của ngư dân.Ảnh: SH
Nguyên Trưởng ban Trần Công Trục: Cần chia sẻ khó khăn, mất mát của ngư dân.Ảnh: SH

Theo ông Trần Công Trục, việc đi khai thác đánh cá là nhu cầu mưu sinh, nhưng mặt khác những người ngư dân cũng góp sức thực hiện chủ quyền của VN trên các vùng biển của mình. Vì vậy những khó khăn, mất mát của họ cần được chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

Họ đáng được ca ngợi và biểu dương. Chúng ta đã có quan tâm đặc biệt như hỗ trợ đánh bắt xa bờ, nhưng tôi cho rằng cần có nhiều hình thức hơn, ví dụ như vận động lập quỹ hỗ trợ ngư dân Lý Sơn để họ có đủ điều kiện phát huy truyền thống của cha ông mình trong sự nghiệp khai thác và bảo về chủ quyền đất nước ngoài biển khơi”, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói.

Trái quy định của luật biển quốc tế

 

Từ góc độ pháp lý, TS Trục cho rằng việc Trung Quốc (TQ) bắt giữ ngư dân Quảng Ngãi là vi phạm luật biển quốc tế và không có căn cứ pháp lý:                                                      

 

- Theo thông tin của ngư dân VN, khi bị bắt, họ đang ở cách đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trên 12 hải lý, tức là vẫn ở trong vùng đặc quyền về kinh tế của VN. Vì vậy, việc TQ bắt các ngư dân làm ăn trên vùng đặc quyền kinh tế của VN là trái với các quy định của luật biển quốc tế.

 

Thưa ông, trong trường hợp ngư dân một nước tiến hành khai thác hải sản ở các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của nước khác thì điều gì sẽ xảy ra?

- Nếu vi phạm vùng biển của một quốc gia nào đó thì người vi phạm phải chịu quyền tài phán của quốc gia đó. Tức là quốc gia đó có quyền bắt, phạt, thậm chí đưa ra toà để xét xử về các hành vi vi phạm. Đó là điều tất yếu.

Tuy nhiên, trong trường hợp tàu thuyền phải chạy tránh bão mà các phương tiện đánh bắt đã được thu lại thì việc bắt giữ họ có thể bị coi là vi phạm quyền tự do đi lại trên biển; và việc ngăn cản đó có thể dẫn đến phải bồi thường thiệt hại cho các con tàu bị ngăn cản.

Cũng tương tự như vậy, người ta có thể áp dụng khi vì một lý do hàng hải nào đó, hoặc vì phải về nước, một tàu nước ngoài chỉ đi qua vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, nếu nước này ngăn cản, bắt tàu dừng lại để khám xét, thì họ cũng phải bồi thường cho những thiệt hại gây ra do sự ngăn cản đó.

VN đã quản lý Hoàng Sa, Trường Sa liên tục trong lịch sử

Vậy theo ông, Trung Quốc có dựa trên cơ sở pháp lý nào khi tiến hành bắt giữ ngư dân Lý Sơn?

 

 

3.jpg
 

 

 

 

- Khu vực mà ngư dân Quảng Ngãi bị bắt vừa rồi là hoàn toàn thuộc vùng biển của VN, cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế của VN.

 

 

 

 

 

 

 

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền VN. VN là người đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu hai quần đảo này và thực hiện việc quản lý chúng một cách liên tục trong lịch sử.

 

 

 

 

Hơn nữa, trong Công ước Luật Biển 1982, trong phần VIII quy định về chế độ các đảo và phần IV quy định về quốc gia quần đảo đều có những nội dung rất cụ thể cho việc xác định cá vùng biển có liên quan.

 

 

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của VN không phải là quốc gia quần đảo nên chỉ có thể vạch đường cơ sở của từng đảo nổi một. Và vì những đảo này không có đời sống kinh tế riêng, không thích hợp với đời sống của con người, nên không thể có được vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý, mà tối đa chỉ là 12 hải lý tính từ đường cơ sở của từng đảo luôn nổi trên mặt nước.

Theo tôi, việc TQ bắt giữ ngư dân VN đang chạy tránh bão hay đang làm ăn chân chính trên vùng biển của VN là vi phạm luật biển quốc tế. Hơn nữa, điều đó cũng không phù hợp với tập quán rất phổ biến của những người đi biển. Việc hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn trên biển là điều không thể thiếu được, dù họ là người nước nào đi chăng nữa.

Theo VNN

 


.