TIN LIÊN QUAN |
---|
Trong chuyến khám, chữa bệnh tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng tại Nhà Văn hóa thôn Trà Ong, xã Sơn Trà (Trà Bồng), vào ngày 19/6 vừa qua, bác sĩ Phạm Hữu Nghĩa - Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây bày tỏ sự lo ngại với chúng tôi khi tiếp nhận quá nhiều trường hợp trẻ em SDD đến thăm khám. Bác sĩ Nghĩa cho biết: "Tình trạng SDD của trẻ em vùng miền núi rất cao, cứ khoảng 10 em thì có đến 7 - 8 em bị SDD. Các em cần được sự hỗ trợ nhiều hơn mới có thể phát triển toàn diện".
Nhìn chị Hồ Thị Ba, trú tại thôn Trà Xuông, xã Sơn Trà (Trà Bồng) dắt 3 đứa con đến Nhà Văn hóa thôn Trà Ong khiến chúng tôi thật sự xót xa. Một cháu trai đã gần 3 tuổi, nhưng chỉ cân nặng 4,2 kg và cao 72cm. Chị Ba bộc bạch: “Từ khi cai sữa, tôi có tập cho cháu ăn cơm, nhưng cháu lười ăn, lại hay bị ốm. Nhà đông con, vợ chồng tôi làm nương rẫy, phải lo từng bữa ăn nên không có tiền để mua sữa cho cháu”.
Chỉ vài giờ đồng hồ, tại Nhà Văn hóa thôn Trà Ong, chúng tôi dễ dàng bắt gặp rất nhiều trường hợp trẻ em bị SDD giống như con chị Hồ Thị Ba và anh Hồ Văn Việt. Trung bình 10 em thì có khoảng 7 em bị SDD. Đa phần các em gầy gò, nhiều em có chiều cao, cân nặng thấp hơn nhiều so với quy định; một số em còn khá rụt rè, nhút nhát.
![]() |
Bác sĩ Phạm Hữu Nghĩa tư vấn dinh dưỡng cho người dân xã Sơn Trà trong chương trình khám bệnh tình nguyện |
Nhìn người mẹ trẻ Hồ Thị Thoang, ở xã Sơn Trà (Trà Bồng) bế con gái Hồ Thị Chúc đến khám bệnh, tôi
"Toàn xã có gần 1.000 trẻ, phần lớn là người dân tộc thiểu số, trong đó có gần 50% trẻ dưới 5 tuổi bị SDD. Nguyên nhân do tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, nhiều gia đình có cuộc sống khó khăn nên trẻ em bị thiếu chất ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Khi trẻ sinh ra không được ăn uống đủ chất, dẫn đến ốm đau, suy nhược cơ thể, chậm lớn. Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ ở vùng cao còn thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc con". Chủ tịch UBND xã Sơn Trà (Trà Bồng) Hồ Văn Tài |
cứ ngỡ bé chỉ mới vài tháng tuổi, nhưng khi trò chuyện thì mới hay bé đã 3 tuổi. Chị Thoang cho biết: Lúc mang thai bé, gia cảnh quá khó khăn nên chị không có điều kiện ăn uống đầy đủ. Con gái chị SDD từ trong bào thai nên dù đã 3 tuổi nhưng cân nặng chỉ 4,8kg.
Hằng năm, các huyện miền núi trong tỉnh đều tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các bà mẹ trong việc chăm sóc, nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, do trình độ dân trí của đồng bào DTTS còn hạn chế, một số tập tục lạc hậu còn tồn tại, khó thay đổi nhất là các quan niệm về hôn nhân (tảo hôn, lấy chồng, vợ sớm), về sinh hoạt, ăn uống đã tác động trực tiếp đến tình trạng SDD ở trẻ em vùng miền núi vẫn còn cao.
![]() |
Điều kiện cuộc sống khó khăn là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ trẻ em bị SDD ở xã Sơn Trà (Trà Bồng) còn cao. |
Cần nhiều chương trình, đề án chăm sóc trẻ em vùng cao
Câu chuyện trẻ em SDD ở thôn Trà Ong, xã Sơn Trà (Trà Bồng) chỉ là một trong những câu chuyện đáng lo ngại cho trẻ em người DTTS, đặc biệt là trẻ em ở các thôn, khu dân cư ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.
Theo báo cáo tổng kết Đề án nâng cao hiệu quả phòng, chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi trong tỉnh, giai đoạn 2017 - 2020 của Sở Y tế, tình trạng trẻ em bị SDD tại các huyện miền núi, gồm: Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long dù có giảm nhưng vẫn còn ở mức đáng lo ngại. Tại huyện Sơn Tây, đến cuối năm 2020, tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân chiếm 32,7% và thể thấp còi là 48,3%; ở huyện Trà Bồng, tỷ lệ này lần lượt là 27,3% và 37,2%; ở huyện Ba Tơ là 26,8% và 42,5%...
![]() |
Hạ thấp tỷ lệ SDD trẻ em ở miền núi đang là thách thức không nhỏ đối với ngành Y tế |
Theo phân loại, tỷ lệ SDD thấp còi từ 30% trở lên thuộc loại rất cao; từ 20% đến dưới 30% thuộc loại cao. Căn cứ theo phân loại này, hiện tại, 5/5 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi ở mức rất cao. |
Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng Đặng Văn Nam cho biết, thời gian qua, các chính sách y tế, giáo dục dành cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có rất nhiều, như triển khai cho trẻ 6 đến 36 tháng tuổi uống Vitamin A 2 đợt/năm, bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ SDD, trẻ nguy cơ cao thiếu Vitamin A, mua thực phẩm điều trị ăn liền, thực phẩm bổ sung, phục hồi dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, dinh dưỡng học đường. Tuy nhiên, các hoạt động này vẫn chưa đủ lực để giải quyết các vấn đề về chăm sóc trẻ em là người đồng bào DTTS.
![]() |
Trẻ em ở vùng miền núi được thăm khám miễn phí trong các chương trình thiện nguyện |