Người trợ lý cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

03:06, 21/06/2010
.

(QNg) - Mỗi lần trở lại xã Đức Tân (Mộ Đức) ông Nguyễn Tiến Năng - người trợ lý thân cận của Bác Phạm Văn Đồng  vẫn có cảm giác như trở về nhà mình, dù nơi đây không phải là quê hương ông. Nhưng ông Năng nói "Từ lâu lắm rồi, Quảng Ngãi  đã  là quê hương thứ hai của tôi".

Bài học từ những câu chuyện về Bác Đồng
83 tuổi và đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông Năng vẫn minh mẫn, sáng suốt lắm. Mái tóc bạc phơ, dáng đi nhanh nhẹn và đặc biệt ông nhớ hầu hết những hình ảnh của Bác Đồng trong suốt thời gian hoạt động cách mạng được trưng bày tại Khu lưu niệm.
 
Cụ Năng mong muốn những cuốn sách về Bác Hồ sẽ được phổ biến rộng rãi trong toàn tỉnh.
Cụ Năng mong muốn những cuốn sách về Bác Hồ sẽ được phổ biến rộng rãi trong toàn tỉnh.
Mỗi một hình ảnh là mỗi một lần gợi nhớ về người Thủ trưởng, về vị lãnh tụ một đời tận tâm, tận tụy vì nước, vì dân. Đến từng kỷ vật, đồ dùng sinh hoạt của Bác Đồng, ôngï dừng lại rất lâu để nhìn lại xem. Chiếc xe đạp, mũ nỉ, khăn len, valy đựng quần áo… gắn bó với Bác Đồng nhiều năm. ôngï nói: Bác Đồng giống Bác Hồ lắm, dùng vật gì cũng lâu và ít khi thay đổi. Như chiếc xe đạp này bác quý lắm. Ngoài việc dùng nó để đi lại, bác còn dùng nó để rèn luyện sức khỏe, vì bác rất đam mê thể thao. Ai xin bác cũng không cho, chỉ đến khi sức khỏe yếu không đi được, bác mới bảo đưa cho anh em họ đi. Nhưng cơ quan thấy bác quý chiếc xe nên giữ lại và bảo quản làm kỷ niệm.

Chiếc va ly cũng thế, bác dùng gần 20 năm. Nhiều lần anh em đề xuất mua cho bác cái mới tốt hơn, bác không đồng ý. Bác luôn nói cái gì cũ mà còn dùng được thì dùng, không nên lãng phí. ôngï Năng cũng cho biết, bác Đồng rất đề cao việc vệ sinh, giữ gìn sức khỏe. Dù đi đâu, ngủ ở đâu và khách sạn có nệm, chăn sạch sẽ, bác vẫn đem theo 2 tấm lót mỏng trong valy này, một cái dùng lót lưng và một cái đắp trên ngực khi ngủ. Rồi cái cặp da do các đồng chí Liên Xô tặng, bác thường dùng đi họp kể cả trong nước và quốc tế cũng thế (chiếc cặp hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quân đội Việt Nam), bác dùng cho đến khi mất.

Ai cho hoặc tặng cặp mới bác đều cho lại anh em dùng. Đến cái mũ nỉ, khăn len… cũng vậy, bác không cho mua cái mới mà cứ thế dùng nó (kể cả đi nước ngoài). ông Năng nói: Sống và làm việc bên Bác Đồng gần 30 năm, tôi như tìm được lẽ sống xứng đáng cho mình, sống tận tâm, tận tụy với công việc, giản dị, không cầu kỳ trong cuộc sống đời thường và đặc biệt là sống trước sau như một, trọn vẹn thủy chung với bạn đời. Khi bà Cúc (vợ Bác Đồng) bệnh, bác luôn dằn vặt, canh cánh trong lòng làm thế nào để chữa bệnh cho bà. Nhiều người nói đi bước nữa, nhưng bác không bao giờ suy nghĩ đến điều đó, mà chỉ lo cho sức khỏe bà Cúc và muốn tự tay chăm sóc, phần nào bù đắp lại những thiệt thòi mất mát mà bà đã chịu đựng suốt một thời gian dài. Và hạnh phúc lớn nhất của Bác Đồng là khi con trai độc nhất (Phạm Sơn Dương) lập gia đình và sinh cho ông hai đứa cháu nội.

Học Bác Đồng là đã làm theo Bác Hồ
Trong chuyến về thăm quê Bác Đồng lần này, ông Nguyễn Tiến Năng - trợ lý Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (từ năm 1972 - 2000) mang hơn 10 cuốn sách do Bác Đồng viết về Hồ Chí Minh và tập hợp những bài nói, bài viết của Bác Đồng đã được gia đình ông Năng trân trọng gìn giữ suốt nhiều năm qua, để tặng cho Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng với mong muốn làm phong phú hơn các tư liệu, hiện vật về Bác Đồng. ông Năng cho biết: Từ năm 1986 sức khỏe bắt đầu giảm sút, mắt yếu dần, nhưng với tình cảm sâu sắc và lòng tôn kính dành cho Bác Hồ, và đặc biệt khi có cháu nội, bác Phạm Văn Đồng rất phấn chấn và thoải mái, nên muốn tập trung cho viết lách và chỉ viết về Hồ Chí Minh.

Cùng với viết báo, Bác Đồng có bốn tác phẩm trọn vẹn về Hồ Chí Minh là: Bác Hồ - một con người - một dân tộc - một thời đại - một sự nghiệp; Hồ Chí Minh - quá khứ, hiện tại và tương lai (2 tập); Hồ Chí Minh trên con đường dân giàu, nước mạnh; Những quan điểm cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính những tác phẩm này nói lên một điều: Bác Đồng luôn đi một con đường - Đó là con đường Bác Hồ đã đi. Và cũng rất dễ hiểu khi Bác Đồng có rất nhiều đức tính quý báu giống với Bác Hồ, những đức tính mà mỗi chúng ta dù ở bất kể cương vị công tác hoặc vị trí xã hội nào, cũng đều cần học tập và rèn luyện. Sinh thời, Bác Đồng luôn nhắc nhở đồng nghiệp, đồng chí rằng "ở đời phải tránh cái này, đừng bao giờ ham hố cái này, đừng bao giờ đi vào con đường ham công danh, địa vị. Phải sống sao cho trong sạch, trung thực. Đừng phụ lòng tin của dân", "ở đời khó nhất là biết sống, sống sao cho có ý nghĩa". ông Năng nói: May mắn và rất tự hào khi được làm việc với Bác Hồ và những cộng sự  tài năng trung thành nhất của Bác (từ năm 1956-1971, ôngï Nguyễn Tiến Năng làm việc tại Văn phòng Chính phủ), rồi phục vụ cho bác Phạm Văn Đồng trong gần 30 năm. Gần như cả cuộc đời tôi được sống, học tập và làm việc với những con người luôn đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân, của đất nước lên trên lợi ích cá nhân. Ở họ không có tính toán riêng tư dù rất nhỏ và nếu chúng ta làm được điều rất nhỏ ấy nghĩa là chúng ta đã học Bác Đồng. Học Bác Đồng là đã làm theo Bác Hồ rồi đó.

Những cuốn sách mà ôngï Năng nâng niu, gìn giữ cẩn thận như lưu giữ những hình ảnh, tình cảm của ông dành cho cố Thủ tướng, giờ được ông gửi tặng lại cho quê hương Bác Đồng. ông gửi gắm tình cảm của Bác Đồng dành cho Bác Hồ đến tất cả những người con Quảng Ngãi. Và mong rằng nó được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh, xứng đáng với tình cảm của Bác Đồng. Qua đó đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mộ Đức nói riêng và Quảng Ngãi nói chung ra sức thi đua, đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", xây dựng quê hương Quảng Ngãi ngày một giàu mạnh.         
       
Bài, ảnh:  Thanh Thuận

.