Cho ý kiến về chính sách hỗ trợ khuyến khích thoát nghèo bền vững

10:03, 02/03/2017
.

(Baoquangngai.vn)- Chiều 1.3, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp với các Sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo 6 huyện miền núi để cho ý kiến về Đề án chính sách hỗ trợ khuyến khích thoát nghèo bền vững trên địa bàn 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 - 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ chủ trì cuộc họp.

TIN LIÊN QUAN

Quy định áp dụng cho đối tượng là hộ gia đình nghèo theo chuẩn giai đoạn 2016 - 2020 của 6 huyện miền núi biết lao động sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, có đăng ký thoát nghèo bền vững.
 
Mỗi năm thực hiện hỗ trợ thí điểm cho 335 hộ nghèo, bình quân mỗi xã 5 hộ nghèo/năm; 100% hộ nghèo đăng ký thoát nghèo được UBND huyện phê duyệt thực hiện chính sách này được đào tạo nghề, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao, mở rộng phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập.
 
Dự kiến kinh phí của Đề án là 20,1 tỷ đồng. Theo đó, hỗ trợ trọn gói 1 lần bằng tiền mặt với 3 mức, 20 triệu đồng/hộ nghèo đối với hộ có giá trị sản phẩm làm ra trong năm cao nhất trong số hộ nghèo của xã.
 
 
Chính sách khuyến khích áp dụng cho những hộ nghèo đăng ký và thoát nghèo bền vững.
Chính sách khuyến khích áp dụng cho những hộ nghèo ở 6 huyện miền núi đăng ký và thoát nghèo bền vững.
 
Mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ nghèo với hộ có giá trị sản phẩm là ra trong năm cao thứ 2 trong số hộ nghèo của xã; mức hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ nghèo với hộ có giá trị sản phẩm làm ra trong năm đứng thứ 3 trong số hộ nghèo của xã.
 
Mỗi năm số hộ nghèo được chọn để hỗ trợ không quá 5 hộ/xã và kinh phí hỗ trợ không quá 75 triệu đồng/xã. Hằng năm vào thời điểm rà soát hộ nghèo cuối năm, mỗi thôn, tổ dân phố lựa chọn và bình xét để giới thiệu cho xã ít nhất là 1 hộ ứng viên theo tiêu chí trên.
 
Dự kiến đến năm 2020 có 1.005 hộ nghèo và đến năm 2022 có 1.340 hộ nghèo thoát nghèo bền vững không còn khả năng tái nghèo; tích lũy được nhiều kinh nghiệm, làm gương cho nhiều hộ nghèo khác tự học hỏi kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm hoạt động sản xuất, kinh doanh để tự áp dụng cho gia đình, bản thân.
 
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến đề xuất mức hỗ trợ không nên chia thành 3 mức mà nên quy về 1 mức, tùy theo ngân sách nhà nước mà xem xét; có cơ chế kiểm soát và đánh giá hộ nghèo; số hộ được hưởng thụ không quá 5 hộ/xã.
 
Qua ý kiến đóng góp của các đại biểu dự họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ yêu cầu đơn vị soạn thảo Đề án là Sở LĐ-TB&XH tiếp thu các ý kiến thiết thực của các đại biểu để hoàn chỉnh Đề án, thống nhất 1 mức hỗ trợ cho 5 hộ có giá trị sản phẩm làm ra trong năm cao nhất trong số hộ nghèo của xã là 15 triệu đồng/hộ nghèo thay vì chia làm 3 mức.
 
 
Tin, ảnh: A.KIỀU
 

.