Bữa ăn ngày Tết "thừa thịt - thiếu rau"

06:02, 16/02/2018
.

Tết là dịp để đoàn viên, gia đình sum họp. Bữa ăn ngày Tết vì thế mà cũng đầy đủ, cầu kỳ hơn so với ngày thường, tuy nhiên, cần cân bằng thịt - rau trong các bữa ăn.


Bữa ăn ngày tết gồm những loại thực phẩm: thịt gà, giò lụa (giò bò, chả, giò xào) và các loại thịt, món xào và bát canh măng. Vì thế, bữa ăn quá thừa thịt, thiếu rau xanh, món ăn thường bị lặp đi lặp lại giống nhau trong các bữa, làm người ăn cảm giác không ngon. Đồng thời, thức ăn thường nguội, lạnh do thực phẩm chế biến sẵn, món ăn sau khi chế biến xong thường để thờ cúng tổ tiên trong khoảng 40-60 phút gia đình mới ăn. Ở những nơi có dịch vụ, vào ngày mồng hai tết người kinh doanh ăn uống đã mở bán những món ăn bình dân như: bún ốc, bún cua, phở,…rất đông người ăn, giá lại đắt gấp 1,5-2 lần ngày thường vì họ biết tâm lý người tiêu dùng đã chán món ăn ngày tết và thèm món ăn dân dã "món ăn nóng, nhiều rau xanh".

Tết là dịp để đoàn viên, gia đình sum họp. Bữa ăn ngày Tết vì thế mà cũng đầy đủ, cầu kỳ hơn so với ngày thường, tuy nhiên, cần cân bằng thịt - rau trong các bữa ăn.
Tết là dịp để đoàn viên, gia đình sum họp. Bữa ăn ngày Tết vì thế mà cũng đầy đủ, cầu kỳ hơn so với ngày thường, tuy nhiên, cần cân bằng thịt - rau trong các bữa ăn.


Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Cơm không rau như đau không thuốc" – bữa ăn ngày Tết, người dân thường dự trữ các loại thức ăn giàu chất đạm, mà xem nhẹ các loại rau xanh và hoa quả. Bữa ăn ngày tết mất cân đối, không hợp lý, thừa thịt-thiếu rau, nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu là măng khô, vì vậy thiếu các loại vitamin và khoáng chất.

Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất. Rau được sử dụng nhiều trong ngày tết gồm: rau thơm (xà nách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, ớt, tỏi.... ) ngoài cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ chúng còn là những vị thuốc kháng sinh thực vật rất tốt. Các loại rau xanh (súp lơ, cần tây, tỏi tây, cà chua) và các loại quả (cam, chanh, quít...) là nguồn cung cấp vitamin C. Vitamin C trong quả không bị mất mát do chế biến. β - caroten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, màu đỏ da cam hay xanh sẫm như: ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá... Rau xanh cũng là nguồn cung cấp acid folic, vitamin K. Các loại đậu có nhiều vitamin nhóm B (B1, B2).

Rau quả còn chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm đặc biệt là kali, can xi, magiê có vai trò quan trọng trong nhiều chức phận hoạt động của cơ thể và cần thiết để duy trì cân bằng kiềm toan. Ngoài ra, nó còn cung cấp chất pectin, acid hữu cơ và chất xơ. Chất xenluloza của ngũ cốc và ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng điều hoà nhu động ruột chống táo bón đồng thời giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, để phòng chống tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

Vì vậy, trong bữa ăn ngày tết các bạn đừng quên rau xanh và hoa quả chín, có thể ăn với số lượng nhiều và thoải mái, chứ không nên chỉ các món ăn chế biến sẵn (giò, chả,…), thức ăn chế biến từ thịt, cá, hải sản. Nhu cầu rau xanh là 400g/người/ngày và quả chín là 100-200gam/người/ngày.

Theo Lê Thạch/VTV.vn

 


.