Nguồn lợi từ cây mây rừng

10:09, 28/09/2020
.

(Baoquangngai.vn)- Những năm gần đây, kinh tế của đồng bào Hre tại xã Long Môn – xã nghèo nhất huyện Minh Long có nhiều chuyển biến tích cực từ một loại cây rừng đó là cây mây.

TIN LIÊN QUAN

Khai thác mây rừng khá vất vả, người dân phải đi băng rừng, men theo suối để đến những khu rừng già. Chính vì thế, thời gian gần đây, bên cạnh đi khai thác mây rừng tự nhiên, người dân tại các huyện miền núi đã biết đi vào rừng hái trái để trồng thêm mây trên rẫy hoặc ngay trên phần đất trống gần nhà.

Cây mây có nhiều gai sắc nhọn. Chính vì thế đòi hỏi người khai thác mây rừng phải có kinh nghiệm lẫn đồ nghề là chiếc rựa, để có thể tách bỏ lớp gai bên ngoài.
Cây mây có nhiều gai sắc nhọn, đòi hỏi người khai thác mây rừng phải có kinh nghiệm lẫn đồ nghề là chiếc rựa để có thể tách bỏ lớp gai bên ngoài mà không bị gai đâm phải.

 

Sau khi đã thu hoạch được những những bó mây trong vườn nhà, ông Đinh Văn Đã ngụ thôn làng Ren, xã Lông Môn (Minh Long) dùng dây để buộc mây lại chờ các cơ sở thu mua cho xe đến chở. Cây mây trồng một lần là có thể khai thác mãi. Cây mây mới trồng phải chờ sau 5 năm mới có thể thu hoạch lần đầu. Những lần sau, cứ cách 2,3 năm là lại có thể thu hoạch. Mây cũng là loại cây sinh có khả năng sinh trưởng mạnh nên không cần chăm sóc nhiều mà chỉ cần phát quang xung quanh sau mỗi lần khai thác.

Sau khi đã thu hoạch được những những bó mây trong vườn nhà, ông Đinh Văn Đã ngụ thôn làng Ren, xã Lông Môn (Minh Long) dùng dây để buộc mây lại chờ các cơ sở thu mua cho xe đến chở. Cây mây trồng một lần là có thể khai thác mãi. Cây mây mới trồng phải chờ sau 5 năm mới có thể thu hoạch lần đầu. Những lần sau, cứ cách 2, 3 năm là lại có thể thu hoạch. Mây cũng là loại cây sinh có khả năng sinh trưởng mạnh nên không cần chăm sóc nhiều mà chỉ cần phát quang xung quanh sau mỗi lần khai thác.

 

Ông Đinh Văn Đã cho biết, cây mây tự nhiên sống ở những cánh rừng già không có đường, xe máy không vào được nên mỗi lần đi bóc mây là phải đi bộ hơn 3 tiếng đồng hồ. Lúc đi đã khó nhưng về vác mây còn mệt hơn. Nên tùy theo sức mình có thể vác được bao nhiêu mà hái. Thường thì một thanh niên khỏe mạnh một lần đi có thể vác được 50kg mây, còn người lớn tuổi như tôi thì chỉ vác được tầm 20kg. Mùa khai thác mây kéo dài suốt mấy tháng trời khô. Khi trời mưa thì không thể vào rừng nên không hái mây nữa.
Ông Đinh Văn Đã cho biết, cây mây tự nhiên sống ở những cánh rừng già, mỗi lần đi bóc mây là phải đi bộ hơn 3 tiếng đồng hồ. Lúc đi đã khó nhưng về vác mây còn mệt hơn. Nên tùy theo sức mình có thể vác được bao nhiêu mà hái. Thường thì một thanh niên khỏe mạnh một lần đi có thể vác được 50kg mây, còn người lớn tuổi như tôi thì chỉ vác được tầm 20kg. Mùa khai thác mây kéo dài suốt mấy tháng trời khô. Khi trời mưa thì không thể vào rừng nên không hái mây nữa.

 

Sau khi rời rừng cùng những bó mây thật to, nhóm thanh niên khai thác mây chở thẳng đến điểm thu mua để bán.
Sau khi rời rừng cùng những bó mây thật to, nhóm thanh niên khai thác mây chở thẳng đến điểm thu mua để bán.

 

Anh Đinh Văn Khó, thôn Làng Giữa, xã Long Môn cho hay: hôm nay anh cùng các bạn đi vào rừng từ 6h sáng, đến 11 giờ thì hái xong mây, về lại đến đây đã là 5h chiều. Mây hiện tại có giá 5,2 nghìn/kg. Mỗi người bóc được 50kg mây là đã có hơn 250.000 đồng. Mức giá khá cao cho một ngày công ở miền núi.
Anh Đinh Văn Khó, thôn Làng Giữa, xã Long Môn chia sẻ, hôm nay anh cùng các bạn đi vào rừng từ 6h sáng, đến 11 giờ thì hái xong mây, về lại đến đây đã là 5h chiều. Mây hiện tại được 5.200 đồng/kg. Mỗi người bóc được 50kg mây là đã có hơn 250.000 đồng, một mức thu nhập hấp dẫn cho ngày công ở miền núi.

 

Theo bà Trần Thị Được, chủ một cơ sở thu mua mây tươi ở xã Long Môn chia sẽ, mỗi ngày cơ sở của mình của thể thu mua được từ một đến vài tấn mây. Sau khi thu đủ số lượng, số mây này được các mối ở Quảng Nam, Đà Nẵng đến chở đi để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bàn ghế mây,... Nếu mây bị khô, mối sẽ không chịu mua nên trong lúc gom mây để chờ chuyển đi, phải dùng đồ che phủ mây lại và tưới nước thường xuyên để giữ được độ tươi của mây.
Theo bà Trần Thị Được, chủ một cơ sở thu mua mây tươi ở xã Long Môn, mỗi ngày cơ sở của mình của thể thu mua được từ một đến vài tấn mây. Sau khi thu đủ số lượng, số mây này được các mối ở Quảng Nam, Đà Nẵng đến chở đi để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, bàn ghế mây... 

T.Nhàn