Hè đến, ra đảo Bé săn cua 'tàng hình'

10:04, 15/04/2019
.
(Baoquangngai.vn)- Vào ban đêm, người dân ở đảo Bé (Lý Sơn) thường soi đèn tìm bắt cua đá sống trong những vách đá trầm tích núi lửa, chúng có vỏ màu tím đậm trùng với màu đá nên rất khó bị phát hiện.
[video(60572)]
 
Loài cua đá này còn được người dân đảo Bé gọi là cua dẹp. Ban ngày, cua đá ẩn mình trong các hốc đá, đêm đến mới bò xuống biển để kiếm ăn. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để bắt những con cua này.
 
Theo chân người dân bản địa, du khách sẽ được trải nghiệm cách bắt cua ‘có một không hai’ ở đảo Bé. Dụng cụ đơn giản chỉ là đèn pin cùng 1 chiếc gậy là có thể lên đường đi bắt cua.
 
Là người có tiếng bắt cua giỏi ở đảo Bé, theo anh Đặng Văn Sâm: Men theo những vách đá nham thạch dọc bờ biển hay các kè đá ruộng hành, tỏi là nơi cua thường sinh sống. Cua này mùa hè rất nhiều, thanh thiếu niên trên đảo rảnh thì thường bắt cua để bán cho du khách.
 
hình 1
Khi màn đêm buông xuống bao trùm lấy hòn đảo xinh đẹp cũng là lúc du khách được dịp theo chân dân bản địa đi săn cua đá. Dụng cụ đơn giản chỉ là đèn pin và thùng nhựa đựng cua. 
 
hình 2
Dịp hè là thời điểm cua to nhất và nhiều nhất trong năm, bạn không nên bỏ lỡ khoảng thời gian tuyệt vời này.
 
Với đôi mắt sắc rẹm, cử động nhanh thoăn thoắt thợ săn cua phát hiện rất nhanh những chú cua đang thập thò ở cửa hang và phải lao đến thật nhanh tóm gọn chúng, bởi vì loài cua đá này rất nhanh nhẹn, chỉ cần thấy ánh đèn là chúng ngay lập tức chui vào hốc sâu. Cũng theo anh Sâm, độ từ tháng 5 đến tháng 8, lúc này cua đá trên đảo Bé là ngon nhất.
 
hình 3
Cua đá hiện là đặc sản được du khách ưa chuộng khi đến tham quan đảo Bé. 
 
hình 4
Cua ‘tàng hình’ là tên gọi được nhiều du khách dùng để gọi vui cho một loài cua này. 
 
hình 5
Cua đá có vỏ ngoài màu tím đậm để ngụy trang trong đá nham thạch. Theo người dân, cua đá ăn cỏ, rong rêu mọc trên đá nham thạch nên rất sạch và thịt có vị ngon, ngọt tự nhiên. 
 
hình 6
Người dân ở đây chỉ bắt những con đực to, không bắt những con cái đang mang trứng và những con nhỏ sẽ được đem về nuôi tại nhà.
 
Trung bình mỗi đêm một người có thể bắt được gần 1kg cua. theo anh Sâm, những người bắt cua chuyên nghiệp như anh cũng chỉ có thể bắt được từng ấy, vì chỉ cần thấy ánh đèn là những con cua ngay lập tức chui vào hốc sâu nên rất khó bắt được chúng.
 
Trong khoảng vài năm trở lại đây, cua đá trở thành đặc sản của đảo Bé được thực khách săn đón. Cua đá được đem bán lại cho khách du lịch với giá 550.000 – 600.000 đồng.
 
"Mình bắt những con chưa đẻ và những con cua đực kích cỡ lớn, tuyệt đối không bắt những con cua cái đang mang trứng và cua nhỏ thì có người lại đem về nhà nuôi", anh Sâm nói.
 
Lượng cua cũng khiêm tốn nên người dân đảo Bé không ai bảo ai đều dè sẻn thứ đặc sản này. Chỉ có khách quý mới được khoản đãi; thi thoảng khách đến thăm đảo, gom vài nơi mới được 1-2 kg làm quà về đất liền.
Lượng cua cũng khiêm tốn nên người dân đảo Bé không ai bảo ai đều dè sẻn thứ đặc sản này. Thi thoảng du khách đến thăm đảo, gom vài nơi mới được 1-2kg làm quà về đất liền.
 
hình 9
Chuyến đi sẽ tuyệt vời hơn nữa khi bạn được thưởng thức món cua hấp sả đậm vị ngon ngọt thịt cua hay cua nướng trên lửa than do chính người dân bản địa chế biến. 
 
hình 8
Săn cua đá chắc chắn là một kỉ niệm khó quên đối với những du khách đến với hoàn đảo xinh đẹp này. 
 
TRẦN TƯƠI

 

CÁC TIN KHÁC