Rộn ràng làng nghề bánh tráng

02:02, 27/02/2017
.

(Báo Quảng Ngãi)- Xã Hành Trung (Nghĩa Hành) có hơn 400 lò làm bánh tráng đỏ lửa suốt ngày đêm mà vẫn không đủ hàng cung cấp theo đơn đặt hàng của các thương buôn. Bánh tráng Hành Trung giờ đã có thương hiệu trong cả nước.

Theo những vị cao niên trong xã, nghề làm bánh tráng ở đây có thâm niên trên 30 năm. Mới đầu chỉ có vài hộ làm bánh bán Tết, nhưng giờ thì sản xuất quanh năm, phát triển mạnh nhất khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ trở nên giàu có, tập trung ở đội 6, 7 và 8 của thôn Hiệp Phổ Trung.

Chị Phạm Thị Thủy cho biết, mỗi ngày chị làm từ 30 - 50kg gạo với khoảng 800 - 1.200 chiếc bánh. Riêng làm phục vụ thị trường Tết thì sản lượng tăng gấp đôi, gấp ba.
Chị Phạm Thị Thủy cho biết, mỗi ngày chị làm từ 30 - 50kg gạo với khoảng 800 - 1.200 chiếc bánh. Riêng làm phục vụ thị trường Tết thì sản lượng tăng gấp đôi, gấp ba.

 

Để tạo thương hiệu và đáp ứng nhu cầu của thị trường, anh Võ Bảo đã đầu tư máy làm bánh tráng công nghiệp. Mỗi ngày sản xuất từ 500 đến 800kg gạo, giải quyết việc làm cho 8 - 12 lao động, với thu nhập 120.000 đồng/người/ngày.
Để tạo thương hiệu và đáp ứng nhu cầu của thị trường, anh Võ Bảo đã đầu tư máy làm bánh tráng công nghiệp. Mỗi ngày sản xuất từ 500 đến 800kg gạo, giải quyết việc làm cho 8 - 12 lao động, với thu nhập 120.000 đồng/người/ngày.

 

Bánh tráng sản xuất bằng máy có ưu điểm hơn các loại bánh tráng truyền thống như nhanh khô, độ mỏng, lâu bị mốc… nên có thể sản xuất số lượng lớn trong ngày và được thị trường ưa chuộng hơn.
Bánh tráng sản xuất bằng máy có ưu điểm hơn các loại bánh tráng truyền thống như nhanh khô, độ mỏng, lâu bị mốc… nên có thể sản xuất số lượng lớn trong ngày và được thị trường ưa chuộng hơn.

 

  Bánh tráng khô được gỡ khỏi vỉ và cắt, đóng gói thành phẩm.
Bánh tráng khô được gỡ khỏi vỉ và cắt, đóng gói thành phẩm.

                                   VŨ YẾN