Bên trong bảo tàng 'mũ lưới' mới khánh thành ở Điện Biên

10:05, 07/05/2014
.

Bảo tàng rộng hơn 22.000 m2 vừa khánh thành tái hiện sinh động cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, điển hình là chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

Bảo tàng Điện Biên Phủ vừa khánh thành chiều 5/5 nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng thực dân Pháp xâm lược. Công trình được khởi công năm 2011, kinh phí đầu tư 211 tỷ đồng, tổng diện tích hơn 22.300 m², trong đó, diện tích xây dựng 7.140 m², được thiết kế dạng hình nón cụt, quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ Hồ.

 

Bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bảng ghi danh các anh hùng lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đặt ở vị trí trang trọng.
Bức tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bảng ghi danh các anh hùng lực lượng vũ trang tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đặt ở vị trí trang trọng.

 

26 ảnh chân dung anh hùng góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.
26 ảnh chân dung anh hùng góp phần làm nên chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.

 

Ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện và Phan Đình Giót ở chính giữa.
Ảnh anh hùng Tô Vĩnh Diện và Phan Đình Giót ở chính giữa.

 

Xuyên suốt lối dẫn tham quan Bảo tàng là hình tượng quân đội Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Trong ảnh là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh họp bàn cho chiến dịch.
Xuyên suốt lối dẫn tham quan Bảo tàng là hình tượng quân đội Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Trong ảnh là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các tướng lĩnh họp bàn cho chiến dịch.

 

Các khu trưng bày những bức ảnh chân thật về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Các đoàn khách vào xem đều được hướng dẫn viên thuyết minh tường tận.
Các khu trưng bày những bức ảnh chân thật về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Các đoàn khách vào xem đều được hướng dẫn viên thuyết minh tường tận.

 

Khu trưng bày cố định trong bảo tàng được chia thành các phân khu, giới thiệu theo một số chủ đề chính, sơ lược về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 đến 1953; chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ, sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khu trưng bày cố định trong bảo tàng được chia thành các phân khu, giới thiệu theo một số chủ đề chính, sơ lược về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1945 đến 1953; chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ, sự giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

Gây ấn tượng đối với người xem là hình ảnh các chiến sĩ bộ đội trên chiến trường Điện Biên Phủ sinh hoạt và chiến đấu.
Gây ấn tượng đối với người xem là hình ảnh các chiến sĩ bộ đội trên chiến trường Điện Biên Phủ sinh hoạt và chiến đấu.

 

Hình ảnh khó quên và đi vào lịch sử dân tộc ta là tái hiện ngày 7/5, bộ đội Việt Nam đứng trên hầm Đờ Cát phất cờ mừng chiến thắng.
Hình ảnh khó quên và đi vào lịch sử dân tộc ta là tái hiện ngày 7/5, bộ đội Việt Nam đứng trên hầm Đờ Cát phất cờ mừng chiến thắng.

 

Hò dô cùng kéo pháo lên đồi vào trận địa.
Hò dô cùng kéo pháo lên đồi vào trận địa.

 

Hình ảnh Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng bằng ảnh điện. Tại đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch đã có những cuộc họp bàn mang tính cân não để đánh bại thực dân Pháp.
Hình ảnh Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng bằng ảnh điện. Tại đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ chỉ huy chiến dịch đã có những cuộc họp bàn mang tính cân não để đánh bại thực dân Pháp.

 

Bên trong còn có nhiều vũ khí của quân đội ta và địch. Trong ảnh là pháo lựu 105 mm do Mỹ sản xuất viện trợ cho quân đội Pháp. Khẩu pháo được quân đội Việt Nam thu giữ trong chiến dịch Biên giới 1950, sau đó được Đại đội 806, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 sử dụng và bắn những quả đạn đầu tiên vào cứ điểm Him Lam trong trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 13/3/1954.
Bên trong còn có nhiều vũ khí của quân đội ta và địch. Trong ảnh là pháo lựu 105 mm do Mỹ sản xuất viện trợ cho quân đội Pháp. Khẩu pháo được quân đội Việt Nam thu giữ trong chiến dịch Biên giới 1950, sau đó được Đại đội 806, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 sử dụng và bắn những quả đạn đầu tiên vào cứ điểm Him Lam trong trận mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 13/3/1954.

 

Súng DKZ 75 mm của chiến sĩ Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 sử dụng chiến đấu trong trận đánh tại cứ điểm đồi D.
Súng DKZ 75 mm của chiến sĩ Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 sử dụng chiến đấu trong trận đánh tại cứ điểm đồi D.

 

Các đồ dùng, vật dụng dùng để làm việc trong thời kỳ kháng chiến cũng được trưng bày tại Bảo tàng. Trong ảnh là chiếc xe đạp của anh Cao Văn Tỵ, dân công tỉnh Thanh Hóa đã dùng để vận chuyển hàng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiếc xe từng thồ tới 320 kg hàng một chuyến.
Các đồ dùng, vật dụng dùng để làm việc trong thời kỳ kháng chiến cũng được trưng bày tại Bảo tàng. Trong ảnh là chiếc xe đạp của anh Cao Văn Tỵ, dân công tỉnh Thanh Hóa đã dùng để vận chuyển hàng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiếc xe từng thồ tới 320 kg hàng một chuyến.

 

Lính thực dân Pháp chán nản, mỏi mệt cũng được tái hiện bằng mô hình đầy chân thực.
Lính thực dân Pháp chán nản, mỏi mệt cũng được tái hiện bằng mô hình đầy chân thực.

 

Hình ảnh lực lượng quân y cấp cứu đồng đội bị thương dưới lán.
Hình ảnh lực lượng quân y cấp cứu đồng đội bị thương dưới lán.

 

Sáng 6/5, Bảo tàng Điện Biên Phủ chật cứng người dân và khách du lịch đổ về tham quan.
Sáng 6/5, Bảo tàng Điện Biên Phủ chật cứng người dân và khách du lịch đổ về tham quan.

 

Theo Zing