Những thực phẩm giàu Vitamin A

10:08, 16/08/2018
.

 Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nếu thiếu Vitamin A, trẻ sẽ bị khô mắt, khô giác mạc, có thể bị mù vĩnh viễn; chậm tăng cân, tăng chiều cao, ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ. Cách bổ sung Vitamin A tốt nhất là từ nguồn thức ăn hằng ngày như: thịt, cá, bơ, sữa, trứng... các loại củ quả có màu vàng/đỏ, rau xanh, dầu ăn...

 

Dưới đây là lời khuyên bổ sung Vitamin A trong bữa cơm hằng ngày của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm.

7 tác dụng tuyệt vời của Vitamin A

Vitamin A là loại tan trong dầu, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và  bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

1. Sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.

2. Vitamin A duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, biệt hoá tế bào. Vitamin A được coi như một hormon (hormone-like).

3. Vitamin A đáp ứng miễn dịch, do hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.

4. Thiếu vitamin A liên quan chặt chẽ với thiếu máu do thiếu sắt, có thể thiếu vitamin A đã gây cản trở hấp thụ, vận chuyển, dự trữ sắt.

 

5. Vitamin A đóng vai trò như một hormone (hormone-like) trong điều chỉnh sự lớn và phát triển của các mô trong hệ cơ -xương.

 

6. Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.

7. Chống ung thư: hoạt động kìm hãm các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư. Vitamin A trong dầu cá không có tác dụng phòng ngừa ung thư. Chỉ có thành phần tiền vitamin A trong rau củ, trái cây mới có khả năng phòng bệnh.

 

Thiếu Vitamin A gây khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc và mù vĩnh viễn; Thoái hoá, sừng hoá các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể.

Thiếu Vitamin A làm giảm khả năng miễn dịch, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em

Làm cho trẻ chậm tăng cân, tăng chiều cao. Thiếu vitamin A sớm ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.

 

Nguồn thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A có nhiều trong thức ăn . Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một l­ợng vitamin A đáng kể.

Nguồn tiền vitamin A - carotenoid thư­ờng là từ một số sản phẩm động vật nh­ư  sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A nh­ư các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, và các loại dầu ăn.

Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ đ­ược chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24: 1 đối với rau xanh).

 

Vitamin A có cả trong thức ăn từ nguồn gốc động vật và thực vật
Vitamin A có cả trong thức ăn từ nguồn gốc động vật và thực vật

 

Nhu cầu vitamin A cần có trong khẩu phần ăn /ngày:

  • Trẻ em < 6 tháng: 300mcg/ngày;
  • Trẻ 6 – 12 tháng 400 mcg/ngày
  • Trẻ 1-2 tuổi:  350-400mcg/ngày;
  • Trẻ 3-5 tuổi: 400-500mcg/ngày;
  • Trẻ 6-7 tuổi: 400-450mcg/ngày;
  • Trẻ 8-9 tuổi: 500mcg/ngày;
  • Trẻ 10-11 tuổi 600mcg/ngày;
  • Trẻ 12-14 tuổi 700-800 mcg/ngày;
  • Trẻ 15-17 tuổi: 650-700mcg;
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối: tăng thêm 80mcg/ngày;
  • Phụ nữ cho con bú: tăng thêm 450mcg/ngày so với lúc bình thường.

 

Theo Thanh Loan/SKĐS

 


.