Nhân ý dĩ - Vị thuốc bổ tỳ, lợi niệu, trị thấp

09:10, 10/10/2016
.

Nhân ý dĩ còn có tên bo bo, dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân. Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L., họ lúa (Poaceae).

Nhân ý dĩ còn có tên bo bo, dĩ mễ, dĩ nhân, ý dĩ nhân. Tên khoa học: Coix lachryma-jobi L., họ lúa (Poaceae). Bộ phận dùng: là quả được xát bỏ vỏ ngoài. Nhân ý dĩ có các acid béo, protein, carbohydrate và các phức hợp dạng steroid. Theo Đông y, nhân ý dĩ vị ngọt nhạt, tính hơi hàn; vào kinh tỳ, thận và phế.

Nhân ý dĩ có tác dụng lợi niệu trừ thấp; trừ tý, chỉ thống, kiện tỳ, chỉ tả. Trị phù nề, tiêu chảy, tiểu ít, viêm phổi, áp-xe phổi (viêm khô), viêm khớp, huyết trắng, tiểu đục. Trong Đông y, ý dĩ được dùng ở 2 dạng; dạng sống để lợi thấp nhiệt; dạng sao chín chữa tả lỵ, lợi tiểu, tiêu thũng, chữa chứng gân cơ co quắp không duỗi được, chữa phong thấp lâu ngày không khỏi. Liều dùng: 12 - 125g.

Ý dĩ nhân (nhân  quả của cây ý dĩ) có tác dụng trừ tý, chỉ thống, là vị thuốc trị phong thấp rất tốt.
Ý dĩ nhân (nhân quả của cây ý dĩ) có tác dụng trừ tý, chỉ thống, là vị thuốc trị phong thấp rất tốt.


Một số cách dùng ý dĩ làm thuốc

Lợi niệu tiêu thũng

Bài 1: Cháo ý dĩ: nhân ý dĩ 125g xay vụn, nấu cùng với gạo tẻ để ăn. Trị phù thũng do tiêu hoá hấp thu kém.

Bài 2: nhân ý dĩ 63g, vỏ bí đao 63g, hạt đậu đỏ  63g. Nấu cháo ăn. Trị phù thũng, thấp trệ, đái ít.

Ý dĩ nhân (nhân  quả của cây ý dĩ) có tác dụng trừ tý, chỉ thống, là vị thuốc trị phong thấp rất tốt.

Trừ thấp, giảm đau

Bài 1: Thuốc bột ý dĩ lá tre: nhân ý dĩ 20g, hoạt thạch 16g, thông thảo 8g, lá tre 12g, phục linh 12g, liên kiều 12g, bạch đậu khấu 16g. Trị thấp uất kinh mạch, thân thể nóng, đau nhức, ra nhiều mồ hôi, tiểu tiện không lợi.

Bài 2: Ma hoàng hạnh nhân ý dĩ cam thảo thang: ma hoàng 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị phong thấp, đau khắp thân thể, buổi chiều càng đau dữ dội.

Bài 3: độc hoạt 12g, ý dĩ 30g, đậu đen 50g. Sắc uống, chia 2 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp di chuyển nhiều khớp (hành tý).

Giúp tiêu hoá, cầm tiêu chảy: nhân ý dĩ 63g, hạt mã đề 20g. Sắc uống. Dùng cho các chứng tỳ hư, thấp trệ, tiêu chảy.

Thoát mủ, tan nhọt:

Bài 1: nhân ý dĩ 125g, rễ cây lau 63g, nhân hạt bí đao 20g, nhân hạt đào 8g. Sắc uống. Trị ung nhọt ở phổi, ho đờm mủ có mùi hôi tanh.

Bài 2: nhân ý dĩ 125g, phụ tử 8g, bại tương thảo 63g. Sắc uống. Trị viêm loét nhọt ở ruột đã có mủ.

Một số món ăn thuốc có ý dĩ

Cháo ý dĩ: ý dĩ nấu cháo, cho ăn hàng ngày, dùng cho các bệnh nhân đái tháo đường khát nhiều, uống nhiều.

Cháo gạo tẻ ý dĩ: ý dĩ 100g, gạo tẻ 100g. Ý dĩ tán bột, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hàng ngày. Dùng cho các trường hợp kinh giật co cứng cơ tay chân (chuột rút, vọp bẻ).

Cháo ý dĩ quế chi phòng phong: phòng phong 12g, quế chi 10g, sinh khương 12g, gạo tẻ 100g, ý dĩ nhân 30g. Phòng phong, quế chi, sinh khương, sắc lấy nước, bỏ bã.
 

Theo TS. Nguyễn Đức Quang/SKĐS


 


.