Dược thiện trị suy nhược cơ thể do thận âm hư

09:05, 11/05/2016
.

Suy nhược cơ thể do thận âm hư thường gặp ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, người viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ…

Suy nhược cơ thể do thận âm hư thường gặp ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, người viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ…; người mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn đang thời kỳ hồi phục.
 

Suy nhược cơ thể thường gặp ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp...
Suy nhược cơ thể thường gặp ở người suy nhược thần kinh, tăng huyết áp...



Người bệnh có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, ù tai, răng lung lay, miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, nhức trong xương, di tinh, đau lưng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Phương pháp chữa là bổ thận âm. Sau đây là một số bài thuốc trị và món ăn thuốc hỗ trợ.

Bài 1: mạch môn 12g, thiên môn 8g, kỷ tử 12g, hoài sơn 12g, ngưu tất 12g, quy bản 12g, thạch hộc 12g, tang thầm 8g, thục địa 12g. Sắc uống.

Bài 2: Hà sa đại tảo hoàn gia long cốt, mẫu lệ: hà sa 1 chiếc, đảng sâm 16g, thục địa 16g, đỗ trọng 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, tạo giác 4g, hoàng bá 8g, phục linh 12g, ngưu tất 16g, long cốt 16g, mẫu lệ 16g. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 20g.

Bài 3: Lục vị hoàng: thục địa 16g, đan bì 8g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, phục linh 8g trạch tả 8g. Sắc uống hoặc tán bột làm hoàn; ngày uống 20g.

Bài 4: Thập toàn đại bổ thang: đảng sâm 12g, thục địa 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 8g, sinh khương 3 lát, bạch truật 10g, đương quy 10g, bạch linh 10g, nhục quế 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Các vị đun với 3 bát nước, cạn còn 1 bát, bỏ bã; uống 1 lần.

Món ăn thuốc hỗ trợ

Canh thịt lợn kỷ tử đương qui đại táo: thịt lợn nạc 200g, kỷ tử 15g, đương qui 20g, đại táo 10 quả, thêm nước, gia vị nấu thành canh, vớt bỏ bã đương qui. Tác dụng: bổ âm, bổ huyết, bổ can thận.Dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, huyết hư thiếu máu, sau khi bị bệnh dài ngày, mỏi mệt gầy yếu.
 

Thục địa.
Thục địa.



Ba ba hầm long nhãn sơn dược: ba ba 1 con nhỏ, long nhãn 20g, sơn dược 20g. Ba ba làm sạch, thêm nước và gia vị hầm cách thủy ăn. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể sau bệnh nặng dài ngày, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ, vã mồ hôi trộm; lòng bàn tay, gan bàn chân hâm hấp nóng (đạo hãn, thủ túc tâm nhiệt), ăn kém mất sức.

Bồ câu hầm kỷ tử hoàng tinh: bồ câu 1 con, kỷ tử 24g, hoàng tinh 30g. Bồ câu làm sạch, thêm gia vị và nước sạch lượng thích hợp, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Dùng cho người cao tuổi, cơ thể suy nhược.

Ngọc dung đan: Táo tây tuỳ lượng nấu cô thành cao đặc, ăn thường ngày 1 - 2 lần. Có tác dụng điều doanh vệ sinh tân dịch. Dùng cho người da khô mất nước khát nước vã mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng (âm hư nội nhiệt).

Si rô gừng tươi cỏ nhọ nồi: cỏ nhọ nồi 500 - 1.000g, gừng tươi 30 - 60g sắc hãm lấy nước, cô thành dạng cao lỏng, thêm mật ong khuấy đều thành dạng cao. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày uống 3 thìa. Dùng cho người râu tóc bạc sớm, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau mỏi vùng lưng, thắt lưng.

Cháo vừng: vừng đen 30g, gạo tẻ 100g. Vừng đen rang chín tán mịn, gạo nấu cháo; cháo chín, cho vừng đen khuấy đều vừa sôi là được, ăn một vài lần trong ngày. Dùng cho người cơ thể suy nhược, tóc râu bạc sớm, đau đầu hoa mắt chóng mặt, táo bón, thiếu máu.

Cháo thục địa vừng đen: thục địa 15g, hà thủ ô 15g, xích tiểu đậu 30g, vừng đen 15g. Các vị nấu với nước, khuấy cho chín nhừ, khi ăn thêm chút đường muối. Thích hợp với người âm huyết hư, râu tóc bạc sớm.

Thục địa hầm gà: gà 1 con, thục địa 100g, mạch nha 50g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho dược liệu vào trong bụng gà; hầm cách thuỷ, ăn 2-3 lần trong ngày. Dùng tốt cho người mệt mỏi đau lưng mỏi gối, ăn kém gầy còm sút cân, mồ hôi trộm thân nhiệt thấp.
 

Theo Lương y: Thảo Nguyên/SKĐS


 


.