Trái bưởi - Thần dược giảm cân

08:01, 24/01/2010
.

Trong họ cam (cam, quýt, bưởi, quất) thì bưởi đang đang đầu về hàm lượng vitamin C. Trái bưởi có nhiều công dụng quý.

Ở nước ta có rất nhiều giống bưởi. Loại bưởi mọc hoang trong rừng, quả thường có vỏ dày, vị chua. Loại trồng trong vườn đã được chọn lọc, nên phần lớn là bưởi ngon (có vị ngọt hoặc rôn rốt, tép mềm, không khô, không ướt). Các giống bưởi nổi tiếng có thể kể đến gồm: bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ) bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Năm Roi (miền Nam)...

Trái bưởi và sức khỏe

Múi bưởi là món tráng miệng sau bữa ăn rất tốt, vì các chất trong nước bưởi giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất có trong thức ăn. Các thuốc bổ dưỡng loại uống (chứa các acid amin, các vitamin, chất khoáng như sắt, đồng, kém, canxi, phốt-pho, selen...) sẽ dễ hấp thu vào cơ thể nhờ các chất có trong dịch bưởi (tác dụng này có thể kéo dài tới 12 giờ).
 
 
 
Ăn bưởi còn giúp giảm cân. Theo công bố của các nhà khoa học Mỹ trên tờ Telegraph số ra tháng 2/2004, người lớn dư cân ăn ngày 3 lần, mỗi lần nửa quả bưởi, liên tục trong 90 ngày sẽ giảm cân trung bình là 1.600g (người dư cân ăn cùng chế độ nhưng không có bưởi chỉ giảm được 220g), thậm chí có người giảm tới 4500g. Các nhà khoa học giải thích rằng: các enzym trong múi bưởi đã giúp cơ thể hấp thu đường; giảm lượng đường chuyển hóa thành mỡ dự trữ tạo nên béo phì (kiểm tra máu sau khi ăn bưởi thấy insulin tăng nhẹ, do đó nó điều hòa ngăn cản quá trình chuyển hóa gluco thành mỡ dự trữ).

Ăn bưởi cần chú ý

Tuy giàu giá trị dinh dưỡng song ăn bưởi hoặc uống nước bưởi khi dùng các sản phẩm chứa nicotin, ethanol (uống rượu, bia, hút, thuốc), hoặc hít phải hơi thuốc sẽ làm tăng độc tính của ethanol (thành phần chính của các loại bia, rượu) và ethanol chất độc có trong khói thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá nhai, kẹo chứa nicotin). Người ngà ngà say bia rượu mà đã ăn bưởi, thì không nên lái xe, dễ gây tai nạn.

Ngoài ra, mọi người cũng nên kiêng ăn hoặc uống nước bưởi khi dùng những thuốc chữa bệnh có tên gốc như sau:

Phenylpropanolamin: có tác dụng co mạch, chống chảy nước mũi, là thành phần của hơn 40 biệt dược chữa cảm cúm có bán ở nước ta như: Decolgen, Tiffi, Atussin...

Thuốc hạ mỡ máu (có chữ Statin ở đuôi tên thuốc) như: Atorvastatin, Cerivastatin, Fluvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Simvastatin...

Thuốc an thần, gây ngủ: Diazepam, Flunitrazepam, Alprazolam, Midazolam, Triazolam.


Thuốc chống dị ứng (loại không gây ngủ): Loratadin, Fexofenadin, Azelastin, Astemison, Terfenadin.

Thuốc chữa bệnh tim mạch: Amlodipin, Felodipin, Isradipin, Lacidipin, Lercandipin, Nicardipin, Nifedipin, Nimodipin, Nisoldipin, Nitredipin, Amiodaron, Carvediol, Diltiazem, Losartan, Quinidin, Verapamil, Digoxin, Perhexillin.

Kháng sinh loại kháng vi khuẩn như: Clarythromycin, Erythromycin, Troleandromycin, Clindamycin, Dapson, Izoniazid và loại kháng nấm: Intraconazol, Ketoconazol, Miconazol.

Các thuốc nội tiết tố: Corticoid, Methylpresnisolon, Testosteron, Progesteron, Ethinylestradon.

Thuốc chống dương nuy (ED) Sildenafil (biệt dược Viagra).

Thuốc chống động kinh: Carbamazepin, Primidon.

Thuốc chồng trầm cảm, lo âu: Buspiron, Clomipramin, Imipramin.

Thuốc chữa loét dạ dày, hành tá tràng: Omeprazon.

Thuốc chữa rối loạn vận động dạ dày ruột: Cisapride.

Thuốc chống đâu nửa đầu: Dihydro ergotamin, Ergotamin.

Thuốc giảm đau loại mạch: Methadon, Buprenorphin, Fentanyl (tiêm).

Thuốc chống ung thư: Vinblastin, Tamoxifen.

Thuốc chống sốt rét: Quinin.

Thuốc ức chế miễn dịch: Ciclosporin, Tacrolimus.

Thuốc chống Retrovirus: Saquinavir, Nevirapin, Efavirenz, Delaviridin.

Các loại thuốc khác: Amphetamin, Ectasy, Zopiclon, Warfarin, Mibefradil, Repaglinid, Mirtazapin, Gestadon.

Tương kỵ của các loại thuốc nói trên với dịch bưởi (chủ yếu là dạng thuốc uống) do các Polyphenol trong dịch bưởi ức chế men chuyển hóa (cytochrom P450) ở ruột non, làm tăng độc tính của thuốc.


Theo Thời trang trẻ

 


.