Chuyện kể về chú voi ma mút con 40 nghìn tuổi

02:03, 09/03/2015
.

Năm 2010, ở Yakutia, phía Bắc nước Nga, trên bờ biển Laptev trong lớp băng vĩnh cửu đã phát hiện xác ướp ma mút con nặng 106 kg được lưu trữ trong tình trạng hoàn hảo. Xác động vật thời tiền sử còn nguyên những bộ phận bên ngoài, cụ thể, da và lông màu đỏ.
 
Theo truyền thống, các nhà khoa học đã đặt tên cho con voi ma mút là Yuka. Họ đã xác định được rằng, chú Yuka đã chết khoảng 39.000 năm trước khi nó khoảng 6-9 tuổi.
 
Photo: RIA Novosti/Vitaliy Belousov
Photo: RIA Novosti/Vitaliy Belousov

Trên da của nó thấy những vết thương do móng vuốt của động vật loài săn mồi gây ra, cũng như các vết cắt. Điều này tạo cơ sở để cho rằng, chú voi ma mút con đã là mục tiêu săn của những người cổ đại. Có lẽ, con sư tử đã đuổi chú voi ma mút bị thương vào đầm lầy, và sau đó, người săn đã thấyYuka. Nếu giả thuyết này được khẳng định, thì trong số các voi ma mút được phát hiện,Yuka sẽ là con voi ma mút đầu tiên đã chết dưới bàn tay con người.

Trước đây các nhà khoa học đã phát hiện những xác ướp voi ma mút là nạn nhân của những động vật săn mồi, hoặc chết vì nguyên nhân tự nhiên. Nhân tiện xin nói luôn, voi ma mút khá hiếm khi trở thành nạn nhân của người cổ đại đi săn vì đối với tổ tiên của chúng ta loài động vật khổng lồ là mục tiêu phức tạp.

Nhờ phát hiện này, các nhà khoa học lần đầu tiên có khả năng nghiên cứu bộ não của loài động vật này được lưu trữ hoàn hảo. Vào mùa thu năm 2013, tại Hội nghị chuyên đề về cổ sinh vật học tại Los Angeles, một nhóm khoa học đã trình bày báo cáo về kết quả nghiên cứu bộ não của voi ma mút. Bây giờ các nhà khảo cổ đang tạo ra một “tập bản đồ bộ não của voi ma mút” và phân tích so sánh bộ não của con voi ma mút với bộ não của con voi hiện đại.

Tiến sĩ Albert Protopopov, Trưởng ban nghiên cứu động vật khổng lồ thuộc Viện Hàm lâm Khoa học Cộng hòa Sakha (Yakutia) cho biết:“Giả thuyết mà chúng tôi đang kiểm tra đã xuất hiện ngay sau khi chúng tôi nghiên cứu lần đầu xác voi ma mút còn nguyên những bộ phận bên ngoài: da, đầu, cơ ở tứ chi. Có cả vết thương do móng vuốt gây ra. Tuy nhiên, những vết thương đó đã không gây chết. Nhưng, trên lưng của nó có vết cắt. Ở bên phải cũng có vết cắt hình tròn. Các vết cắt không giống vết thương do động vật hoang dã gây ra, đó là vết cắt của các công cụ của người cổ đại, ở đây có thể nói về vũ khí. Nếu nói về bộ não, thì các nhà khoa học của Viện Nhân Hình thái học thuộc Học viện Y tế Matxcơva do Giáo sư Savelyev lãnh đạo đã mô tả chi tiết và tạo ra mô hình 3D của bộ não. Nhưng, để chuẩn bị “tập bản đồ bộ não của voi ma mút” phải có chi phí bổ sung mà chúng tôi chưa nhận được”.

Theo nhà khảo cổ học Yakutia, sau khi xuất bản “tập bản đồ bộ não của voi ma mút” các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cụ thể, sẽ nghiên cứu sinh lý thần kinh của voi ma mút. Đồng thời, theo ý kiến của ông Albert Protopopov, vẫn còn sớm để nói về việc nhân bản voi ma mút.

Và đây là lý do tại sao: "Cho đến nay vẫn chưa phát hiện bộ sợi DNA nguyên vẹn của voi ma mút. Và chắc là, sợi DNA nguyên vẹn không thể được tìm thấy. Có lẽ, trong quá trình phát triển công nghệ kỹ thuật di truyền sẽ sáng tạo ra công nghệ "kết nối" các sợi DNA cá nhân. Sau đó mới có thể nói về sự phục hồi hệ gen của voi ma mút và nỗ lực hồi sinh loài động vật đã biến mất".

Trong khi đó các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu chú voi ma mút. Và chúng ta đang chờ đợi những kết quả mới.

 

Theo RIA Novosti


.