Hàn Quốc cho nổ tung trạm gác gần biên giới với Triều Tiên

02:11, 16/11/2018
.

Việc Hàn Quốc dỡ bỏ các trạm gác nằm ở biên giới liên Triều là động thái hiện thực hóa những thỏa thuận lãnh đạo hai nước đạt được nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

 

Ngày 15/11, Hàn Quốc dùng thuốc nổ phá hủy tiền đồn ở gần biên giới liên Triều. Khói đen bốc lên trên bầu trời khu vực giữa hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên. Đây là một trong những động thái quyết liệt nhất từ trước đến nay của hai miền để giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nơi mới chỉ năm ngoái từng xuất hiện những lo ngại về chiến tranh. Ảnh: AP.
Ngày 15/11, Hàn Quốc dùng thuốc nổ phá hủy tiền đồn ở gần biên giới liên Triều. Khói đen bốc lên trên bầu trời khu vực giữa hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên. Đây là một trong những động thái quyết liệt nhất từ trước đến nay của hai miền để giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nơi mới chỉ năm ngoái từng xuất hiện những lo ngại về chiến tranh. Ảnh: AP.

 

Theo AP, quân đội Hàn Quốc đã mời một nhóm phóng viên tới dự sự kiện đánh sập trạm gác ở vùng Cheorwon, khu vực trung tâm biên giới. Phóng viên được yêu cầu đứng cách xa vài trăm mét trong lúc khói đen bốc lên bao trùm toàn khu vực đồi. Sau đó, họ chứng kiến các binh sĩ và công nhân san phẳng một trạm gác khác bằng xe ủi đất. Ảnh: AP.
Theo AP, quân đội Hàn Quốc đã mời một nhóm phóng viên tới dự sự kiện đánh sập trạm gác ở vùng Cheorwon, khu vực trung tâm biên giới. Phóng viên được yêu cầu đứng cách xa vài trăm mét trong lúc khói đen bốc lên bao trùm toàn khu vực đồi. Sau đó, họ chứng kiến các binh sĩ và công nhân san phẳng một trạm gác khác bằng xe ủi đất. Ảnh: AP.

 

Các trạm gác này nằm trong Khu phi quân sự DMZ rộng 4 km, trải dài 248 km. Không giống như cái tên của nó, đây là vùng biên giới được tăng cường quân sự nhất thế giới với ước tính 2 triệu bãi mìn xung quanh. Khu vực này cũng là nơi bạo lực và đổ máu xảy ra kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt hồi năm 1945. Dân thường phải có sự cho phép đặc biệt của chính phủ mới có thể tiến vào. Ảnh: AP.
Các trạm gác này nằm trong Khu phi quân sự DMZ rộng 4 km, trải dài 248 km. Không giống như cái tên của nó, đây là vùng biên giới được tăng cường quân sự nhất thế giới với ước tính 2 triệu bãi mìn xung quanh. Khu vực này cũng là nơi bạo lực và đổ máu xảy ra kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt hồi năm 1945. Dân thường phải có sự cho phép đặc biệt của chính phủ mới có thể tiến vào. Ảnh: AP.

 

Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, trong khi hầu hết trạm gác của Hàn đều được dỡ bỏ bằng máy móc thi công vì lý do an toàn và môi trường, thuốc nổ được dùng trong sự kiện phá hủy đầu tiên do trạm này nằm trên đỉnh đồi cao, khó để điều động máy xúc. Ảnh: AP.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, trong khi hầu hết trạm gác của Hàn đều được dỡ bỏ bằng máy móc thi công vì lý do an toàn và môi trường, thuốc nổ được dùng trong sự kiện phá hủy đầu tiên do trạm này nằm trên đỉnh đồi cao, khó để điều động máy xúc. Ảnh: AP.

 

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên sẽ cho nổ các trạm gác. Những động thái này của hai miền bán đảo là nhằm hiện thực hóa các thỏa thuận được ký trong cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Moon Jae In tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9. Trong buổi họp báo sau hội nghị, Tổng thống Moon cho biết hai nhà lãnh đạo đã nhất trí "loại bỏ tất cả các mối nguy chiến tranh khỏi bán đảo Triều Tiên". Ảnh: AP.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên sẽ cho nổ các trạm gác. Những động thái này của hai miền bán đảo là nhằm hiện thực hóa các thỏa thuận được ký trong cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Moon Jae In tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9. Trong buổi họp báo sau hội nghị, Tổng thống Moon cho biết hai nhà lãnh đạo đã nhất trí "loại bỏ tất cả các mối nguy chiến tranh khỏi bán đảo Triều Tiên". Ảnh: AP.

 

Hai miền bán đảo đồng ý dỡ bỏ hoặc rút hết khí tài tại 11 trạm gác trong tháng 11, trước khi cùng xác minh chung vào tháng sau. Trong khu vực DMZ, Hàn Quốc hiện có 60 tiền đồn có binh sĩ trang bị vũ khí canh gác và được hàng rào thép bao quanh. Theo ước tính, phía Triều Tiên có 160 trạm. Ảnh: AP.
Hai miền bán đảo đồng ý dỡ bỏ hoặc rút hết khí tài tại 11 trạm gác trong tháng 11, trước khi cùng xác minh chung vào tháng sau. Trong khu vực DMZ, Hàn Quốc hiện có 60 tiền đồn có binh sĩ trang bị vũ khí canh gác và được hàng rào thép bao quanh. Theo ước tính, phía Triều Tiên có 160 trạm. Ảnh: AP.

 

Tuần trước, Hàn Quốc và Triều Tiên đã hoàn thành việc rút quân và vũ khí khỏi một số trạm gác biên giới trước khi bắt đầu dỡ bỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng ấm lên giữa hai nước láng giềng. Tuy nhiên, điều này đang gây lo ngại cho nhiều người tại Hàn Quốc và Mỹ khi giải pháp ngoại giao không đưa đến nhiều tiến triển trong kế hoạch dỡ bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AFP.
Tuần trước, Hàn Quốc và Triều Tiên đã hoàn thành việc rút quân và vũ khí khỏi một số trạm gác biên giới trước khi bắt đầu dỡ bỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ ngày càng ấm lên giữa hai nước láng giềng. Tuy nhiên, điều này đang gây lo ngại cho nhiều người tại Hàn Quốc và Mỹ khi giải pháp ngoại giao không đưa đến nhiều tiến triển trong kế hoạch dỡ bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AFP.

 

Theo thỏa thuận, hai nước cũng sẽ giải giáp làng biên giới Bàn Môn Điếm và loại bỏ các bãi mìn tại một khu DMZ khác. Đây là địa điểm Hàn - Triều lên kế hoạch cùng tìm kiếm hài cốt quân lính thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên. Hai bên cũng đã ngừng các cuộc tập trận bắn đạn thật dọc biên giới. Ảnh: AFP.
Theo thỏa thuận, hai nước cũng sẽ giải giáp làng biên giới Bàn Môn Điếm và loại bỏ các bãi mìn tại một khu DMZ khác. Đây là địa điểm Hàn - Triều lên kế hoạch cùng tìm kiếm hài cốt quân lính thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên. Hai bên cũng đã ngừng các cuộc tập trận bắn đạn thật dọc biên giới. Ảnh: AFP.



 

Theo Ngọc Hà/newszing.vn


 


.