Nhiều quốc gia năm nay không phải là 2018

09:01, 04/01/2018
.

​Thế giới đã bước sang năm 2018. Dù có điều gì xảy ra thì chắc chắn đó là một năm thực sự đáng mong chờ. Tuy nhiên, điều đặc biệt khiến bạn bất ngờ rằng không phải tất cả các quốc gia trên thế giới, năm nay là 2018.
 
Theo tờ Brightside me, thời gian cũng giống như rất nhiều thứ khác đều có tính tương đối. Và con người tạo ra lịch để đo lường thời gian. Tuy nhiên, dựa vào văn hóa khu vực mà mỗi nơi sẽ có một cách đo thời gian khác nhau.
 
Dưới đây là những thông tin giúp bạn biết thêm về cách tính thời gian ở nhiều nước trên thế giới để thấy rằng năm nay không phải là năm 2018 ở tất cả mọi quốc gia. 
 
Tất nhiên là họ vẫn dùng lịch dương chung trên toàn thế giới để giao dịch thương mại, tiếp xúc với người nước ngoài.
 
Năm 2018 
 
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sống theo thời gian của lịch Gregorian. Cuốn lịch này đã được Đức giáo hoàng Gregory XIII giới thiệu thay cho lịch Julian.
 
Sự khác biệt giữa hai cuốn lịch này là chênh lệch nhau 13 ngày và sau 400 năm thì khoảng cách này lại gia tăng thêm 3 ngày.
 
Điều này là lý do vì sao tại một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc đón thêm Tết Nguyên Đán, năm mới theo lịch Julian.
 
Lịch Gregorian được giới thiệu vào năm 1582 ở các nước Công giáo, được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận và sử dụng. 
 
Tất nhiên, theo cuốn lịch này, năm nay đúng ngày 1 tháng 1 sẽ bắt đầu  năm 2018.
 
Thái Lan chào đón năm 2561

 

Thái Lan sống theo lịch Phật giáo, niên đại bắt đầu sẽ được tính kể từ khi Phật nhập niếp bàn. Do vậy,  Thái Lan, năm 2018 sẽ là năm 2561. 
 
Lịch âm Phật giáo còn sử dụng ở các quốc gia như Sri Lanka, Campuchia, Lào và Myanmar.
 
 Ethiopia đón năm 2011
 
Lịch của người Ethiopia dựa trên lịch Alexandria cổ đại. Mỗi năm của họ có 13 tháng. 12 tháng có 30 ngày và tháng cuối cùng rất ngắn, chỉ 5 hoặc 6 ngày tùy thuộc vào số ngày còn lại trong năm.
 
Do vậy, lịch của người Ethiopia chậm hơn 8 năm so với bình thường. Và ngày mới không bắt đầu vào lúc 0h mà lúc 6h sáng. Năm nay quốc gia này chào đón năm 2011.
 
Israel đón năm 5778
 
Lịch Hebrew của người Israel có vài đặc điểm khác biệt như ngày đầu tiên trong tháng tính sau khi trăng tròn, ngày đầu tiên trong năm phải bắt đầu từ thứ hai, thứ ba, thứ năm hoặc thứ bảy. Do đó, 1 năm có thể nhiều hơn 365 ngày.
 
Họ lấy năm đầu tiên kể từ ngày 7/10/3761 trước Công nguyên. Một giờ trong lịch Hebrew gồm 1.080 phần, mỗi phần gồm 76 tích tắc.
 
Do vậy mà năm nay người dân ở đây đón năm 5778.
 
Pakistan đón năm 1439
 
Lịch Hồi giáo được dùng để xác định các ngày nghỉ liên quan đến Hồi giáo và lịch chính thức ở một số quốc gia Đạo Hồi. 
 
Ngày sẽ được tính bắt đầu lúc bình minh, không phải giữa đêm. Ngày đầu của tháng được tính khi trăng bắt đầu mọc. Một năm của lịch Hồi giáo ngắn hơn 10-11 ngày so với bình thường. Do vậy năm nay Pakistan đón năm 1439.
 
Iran chào đón năm 1396
 
Lịch Ba Tư hay còn gọi là Peria là lịch chính thức ở Iran và Afghanistan. Lịch thiên văn này do một nhóm các nhà thiên văn học lớn tạo ra trong đó có nhà thơ, nhà thiên văn học nổi tiếng Omar Khayyam.
 
Lịch này cũng bắt đầu cùng thời điểm với lịch của người Hồi giáo. Tuần mới bắt đầu từ thứ bảy và kết thúc vào thứ sáu. Năm nay là năm thứ 1396 ở quốc gia này.
 
Ấn Độ chào đón năm 1939
 
Lịch quốc gia chính thức của Ấn Độ được tạo ra cách đây chưa lâu, mới xuất hiện từ năm 1957. Nó dựa trên các tính toán của kỷ nguyên Saka, hệ thống niên đại cổ đại phổ biến ở Ấn Độ và Campuchia. Do vậy, năm nay là năm 1939 ở quốc gia này.
 
Nhật Bản chào đón năm 30
 
Ở đất nước mặt trời mọc có tồn tại một loại lịch truyền thống dựa trên năm của các đế chế Nhật Hoàng. Mỗi một đế chế lại có một đặc thù riêng. 
 
Đế chế đầu tiên bắt đầu từ năm 1989 với khẩu hiểu "thời kỳ của hòa bình và bình yên" của Nhật Hoàng Akihito, kéo dài trong 64 năm. Tính như vậy, năm nay mới là năm 30 theo người Nhật.
 
Trung Quốc chào đón năm 4716
 
Năm đầu tiên của lịch Trung Quốc tính từ khi Vua Hằng Trị bắt đầu thời kỳ của mình từ năm 2637 trước Công nguyên. Lịch được tính theo chu kỳ thiên văn của sao Mộc. Mất 12 năm để sao Mộc quay hết một vòng mặt trời.
 
Triều Tiên chào đón năm 107
 
Lịch Juche của Triều Tiên được sử dụng từ ngày 8/7/1997. Đây cũng là ngày sinh của nhà lãnh tụ Kim Nhật Thành. Ngày sinh của ông được xem là năm thứ nhất, không có năm 0 trong lịch này.
 
Trong các văn bản của Triều Tiên đều phải viết ngày tháng của cả 2 loại lịch. Năm dương lịch Gregorian viết trong dấu ngoặc đơn bên cạnh năm theo lịch Juche.
 
Theo Infonet

.