Muối ngoại "tấn công" diêm dân Việt

10:04, 19/04/2010
.

Mặc dù có bờ biển kéo dài và nghề muối phát triển, nhưng muối ngoại vẫn ào ạt "tấn công" diêm dân Việt và lấn sân thị trường nội địa nhờ giá rẻ.
 
 
Diêm dân không biết làm thương hiệu
 
Việc sản xuất muối hiện nay phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu mưa nhiều, sản lượng sụt giảm thì giá sẽ tăng. Ngược lại khi nắng triền miên thì sản lượng tăng, giá lại giảm. 
 
Ảnh: ĐCSVN
Ảnh: ĐCSVN
 
Nhiều diêm dân đang bán với giá 600 đồng/kg trong khi giá muối vụ trước đạt khoảng 1.300 đồng/kg. Giá muối rẻ nhưng cũng không có nhiều thương lái đến mua. Trong khi đó vụ muối năm nay diêm dân trúng mùa lớn do thời tiết thuận lợi, năng suất đạt 90 tấn/ha, tăng hơn 20 tấn/ha so với năm trước.
 
Theo phân tích của một chuyên gia Cục Muối, Bộ Nông nghiệp, không phải không có tình trạng diêm dân ỷ lại quá nhiều vào sự bảo hộ của Nhà nước, nên không cố gắng giữ gìn thương hiệu của mình. Khi giá đắt là người dân sẵn sàng làm ẩu, miễn là làm ra nhiều, không cần quan tâm đến chất lượng. Nhưng giá thấp, hàng nhiều nông lại chạy tá hỏa vì không biết bán cho ai. 
 
Việc giữ gìn thương hiệu chỉ có thể phụ thuộc vào ý thức của từng hộ gia đình, từng con người một, nhà nước chỉ có thể đưa ra những cái cảnh báo. Người dân không nên coi Nhà nước như bầu sữa mẹ, bảo hộ suốt. Nhà nước chỉ bảo vệ có chừng mực, cũng giống như việc cho họ cái cần câu cơm để họ làm.
 
Hiện nay Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển nghề muối, vì vậy người dân phải biết tự phát triển, đừng có phát triển, biết sản xuất muối có chất lượng cao, tăng năng xuất, giảm bớt cường độ lao động để được hiệu quả cao. Có như vậy, khi gia nhập WTO người dân mới có thể sản xuất và sống được với nghề muối.
 
Giá do thị trường điều tiết có cái hay là sẽ khiến diêm dân phải tự khẳng định thương hiệu và nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng nếu cứ ỷ lại, không phát triển được thì diêm dân sẽ dễ bị chết đói và người dân Việt Nam sẽ mất nền sản xuất muối, mà phụ thuộc vào nước ngoài sẽ rất nguy hiểm.
 
Còn năm nay giá rớt mạnh do được mùa, nhất là thời điểm hiện nay, suy thoái kinh tế mới bắt đầu phục hồi. Một số cơ sở sản xuất vẫn duy trì sản xuất ở mức thấp, do đó lượng cầu không nhiều, lượng cung vượt hẳn lên nên sẽ hạ giá. 
 
Muối nhập khẩu "lấn sân" nhờ giá rẻ
 
Cũng theo Cục Muối, Bộ Nông nghiệp, việc nhập khẩu muối hiện nay có rất nhiều muối bẩn, muối nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người do bờ biển của nhiều quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm nặng. Trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu, các cơ quan kiểm định hàng hóa nhập khẩu chức năng lại chưa có biện pháp để cảnh báo những loại muối không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
Nhật Bản là nước có nền sản xuất chất lượng cao, nhiều bờ biển, nhưng Nhật Bản cũng không dùng các loại muối nhập khẩu mà dùng muối do Việt Nam sản xuất vì vùng biển nước ta không bị ô nhiễm.
 
Vậy tại sao muối nhập khẩu vẫn ào ào vào được thị trường nước có nhiều ruộng muối như Việt Nam?
 
Muối ngoại "lấn sân" được thị trường trong nước chủ yếu là do cạnh tranh về giá. Các doanh nghiệp chỉ nhập loại rẻ, còn loại giá và chất lượng cao không thể cạnh tranh với muối "trong nhà".
 
Cái khó nhất hiện nay đối với việc sản xuất muối của diêm dân là phương thức sản xuất vẫn còn lạc hậu, thủ công, đất sản xuất phân bố thì manh mún, thời tiết diễn biến thất thường.
 
Giống như khoáng sản nước ta cái gì cũng có nhưng trữ lượng rất ít. Vì vậy, nếu ở mỗi nơi có mỏ khoáng sản lại đầu tư trang thiết bị hiện đại thì sẽ rất khó thu hồi được vốn và có lãi.
 
Vì vậy, đối với những vùng sản xuất không hiệu quả thì phải làm cách nào để chuyển đổi sang sản xuất cái khác. Còn một số vùng sản xuất hiệu quả, có thể sản xuất lớn thì phải tập trung sản xuất muối. Có như vậy, sản xuất muối mới có thể cạnh tranh được, chứ sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay rất khó phát triển.
 
VN sản xuất được muối công nghiệp nhưng giá quá cao
 
Hiện nay, muối công nghiệp ở Việt Nam sản xuất được nhưng giá lại khá cao. Do vậy, vì lợi ích kinh tế nên doanh nghiệp vẫn muốn nhập vào. 
 
Trong khi ở trong nước lại không biết giữ thị trường, đáng lẽ giá thành người ta bán là 10.000/kg. Muối của ta là 200-300 đồng/kg và bán với giá 500-600 đồng là có lãi rồi. Nhưng lại muốn bán 1.000 đồng/kg nhưng lại không nâng cao chất lượng lên để thu lãi nhiều. Doanh nghiệp muốn rẻ, diêm dân lại muốn bán đắt.
 
Theo Bee

.