Lội sông để trở về làng

03:10, 17/10/2020
.

(Baoquangngai.vn)- Lội bộ qua sông đến chợ rồi lại ngược dòng trở về nhà, hiện đây là cách duy nhất mà hàng trăm hộ dân ở thôn Ân Phú, xã Tịnh An (TP.Quảng Ngãi) tích trữ lương thực và các nhu yếu phẩm cho những ngày mưa bão sắp đến. 

TIN LIÊN QUAN

Vốn là gò đất nổi giữa sông Trà với trên 1.000 người dân sinh sống, cứ đến mùa mưa lũ thì Ân Phú bị cô lập hoàn toàn. Đợt mưa lũ phức tạp kéo dài từ đầu tháng 10 đến nay, đã khiến cho việc di chuyển ra ngoài của người dân nơi đây vô cùng nguy hiểm vì không còn cách nào khác là lội bộ qua dòng nước chảy xiếc, cuồn cuộn của sông Trà.

Dưới đây là những hình ảnh ghi lại cảnh khẩn trương tích trữ lương thực cho mùa mưa lũ của người dân Ân Phú trong những ngày còn bị chia cắt:

Lo ngại bão số 8 ảnh hưởng có thể gây chia cắt, người dân “ốc đảo” giữa sông Trà lại chuẩn bị lương thực và các nhu yếu phẩm để tích trữ. Ông Bùi Tỏi, thôn Ân Phú, cho biết: “Bà con được chính quyền thông báo những ngày tới, khi những đợt áp thấp nhiệt đới, bão lũ sẽ gây mưa lớn trên địa bàn Quảng Ngãi, sông Trà Khúc nước lên, lại cô lập thôn. Bà con phải dự trữ lương thực đủ 10 ngày tới”.
Lo ngại bão số 8 ảnh hưởng có thể gây chia cắt, người dân “ốc đảo” Ân Phú lại chuẩn bị lương thực và các nhu yếu phẩm để tích trữ. Ông Bùi Tỏi, ở đội 2, thôn Ân Phú, cho biết: “Bà con được chính quyền thông báo những ngày tới, khi những đợt áp thấp nhiệt đới, bão lũ sẽ gây mưa lớn, sông Trà Khúc dâng cao, lại cô lập thôn. Bà con phải dự trữ lương thực đủ cho 10 ngày tiếp theo".

 

 

Ông Nguyễn Quốc Hùng, thôn Ân Phú, cho biết: “Thủy triều lên nên nước đang lớn, có lúc người dân qua lại gặp con nước lớn 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ, mỗi ngày có 2 lần nước lớn. Ở nơi ngập sâu nhất hơn 1m, do chỗ này lúc làm đường qua làng là chỗ để thoát nước sông nên rất sâu”.
Anh Nguyễn Quốc Hùng, ở đội 1, thôn Ân Phú, cho biết: “Mưa lớn liên tục, thủy triều lại lên nên nước đang lớn, rất nguy hiểm. Thời điểm người dân qua lại gặp con nước lớn 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ, mỗi ngày có 2 lần nước lớn. Ở nơi ngập sâu nhất hơn 1m, do chỗ này lúc làm đường qua làng là chỗ để thoát nước sông nên rất sâu”.

 

Về mùa mưa lũ, thôn Ân Phú lại trở thành “ốc đảo”, từ vài ngày nay, người dân đã tranh thủ lội băng qua sông đến chợ để mua thêm gạo, có người vác cả 30kg gạo để mang về nhà.
Về mùa mưa lũ, thôn Ân Phú lại trở thành “ốc đảo”, từ vài ngày nay, người dân đã tranh thủ lội băng qua sông đến chợ để mua thêm gạo, có người vác cả 30kg gạo để mang về nhà.

 

Ông Nguyễn A lại chở thêm hàng chục quả trứng gà, bánh tráng, rau xanh, cá thịt. Ông bảo: “Trời mưa, những đồ ăn chế biến nhanh và tích trữ được lâu như trứng thì mọi người thường mua rất nhiều”.
Hàng chục năm sống ở vùng lũ, cứ đến mùa mưa lũ, những đồ ăn chế biến nhanh và  tích trữ được lâu như trứng, mì tôm thì người dân thường mua rất nhiều. Như gia đình ông Nguyễn A, ở đội 2, thôn Ân Phú, sáng ngày 16.10 phải vội đi chở thêm hàng chục quả trứng gà, bánh tráng, rau xanh, cá thịt.

 

Người phụ nữ dắt theo chiếc xe đạp băng qua dòng sông. Để chiếc xe đạp qua được chỗ sâu nhất ở đoạn đường này thì cần đến 3 người phụ giúp chống đỡ.
Người phụ nữ dắt theo chiếc xe đạp băng qua dòng sông. Để chiếc xe đạp qua được chỗ sâu nhất ở đoạn đường này thì cần đến 3 người phụ giúp chống đỡ.

 

Đã có những chiếc xe máy “cố thử” lội bộ qua đoạn sâu nhất đến 1m nhưng vẫn không qua được. Vậy là cứ xe máy đều để trên hai bên bờ hoặc gửi các hàng quán, còn người thì xoắn quần lội bộ.
Đã có những chiếc xe máy “cố thử” lội bộ qua đoạn sâu nhất đến 1m nhưng vẫn không qua được. Vậy là cứ xe máy đều để trên hai bên bờ hoặc gửi các hàng quán, còn người thì xoắn quần lội bộ.

 

Ông Trần Văn Vinh, thôn Ân Phú, chia sẻ: “Hàng ngàn người dân ở thôn cứ qua lại lội bộ suốt mấy năm nay, chúng tôi mong có cây cầu để qua sông mùa lũ. Như vậy, người dân đỡ vất vả, năm nào lội sông, qua đò cũng rất nguy hiểm”.
Ông Trần Văn Vinh, ở đội 1, thôn Ân Phú, chia sẻ: “Hàng ngàn người dân ở thôn cứ qua lại lội bộ suốt mấy năm nay, chúng tôi mong có cây cầu để qua sông mùa lũ. Như vậy, người dân đỡ vất vả, năm nào lội sông, qua đò cũng rất nguy hiểm”.
 
UBND xã Tịnh An đã cử lực lượng giám sát việc qua lại khi nước đang ngập đường qua thôn Ân Phú ở cả hai bên dòng sông. Việc dắt bộ bằng xe máy sẽ không được phép thực hiện khi nước đang lớn. Theo người dân, vấn đề là rất khó cho học sinh khi nước vẫn tràn qua, chỉ những học sinh có người thân ở lại trên xã, còn lại mỗi sáng đến trường, cha mẹ phải cõng các con qua đoạn sông”. Người dân thôn Ân Phú đang cố gắng để dự trữ lương thực, đảm bảo cho những mùa mưa lại đến.
Hiện tại, mưa lũ vẫn đang diễn biến phức tạp, UBND xã Tịnh An vẫn cử lực lượng giám sát việc qua lại khi nước đang ngập đường qua  Ân Phú ở cả hai bên sông. Đặc biệt, không khuyến khích người dân dắt bộ bằng xe máy để qua sông con nước đang lớn, rất nguy hiểm. Theo người dân, vấn đề là rất khó cho học sinh khi nước vẫn tràn qua, chỉ những học sinh có người thân ở lại trên xã, còn lại mỗi sáng đến trường, cha mẹ phải cõng các con qua đoạn sông. Người dân thôn Ân Phú đang cố gắng để dự trữ lương thực, đảm bảo cho những mùa mưa lại đến.


T/h: T.T

 

 

 

.