Phập phồng trước bão

09:11, 09/11/2019
.
(Baoquangngai.vn)- Chưa “hoàn hồn” trước cơn bão số 5, người dân ở các vùng quê ven biển lại lo lắng trước thông tin của cơn bão số 6 có tên gọi quốc tế Nakri sắp vào đất liền. Tại xã Bình Dương- vùng trũng của huyện Bình Sơn, nơi năm nào cũng chịu nhiều thiệt hại do mưa bão gây ra, người dân luôn trong tình trạng thấp thỏm, lo âu trước khi cơn bão đến. 
Khung cảnh bình yên ở Bình Dương trước khi cơn bão ập đến. Phần lớn các tàu thuyền ở địa phương đã neo trú an toàn.
Khung cảnh bình yên ở Bình Dương trước khi cơn bão ập đến. Phần lớn các tàu thuyền ở địa phương đã neo trú an toàn.

 

Lo lắng cho căn nhà của gia đình sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào khi bão đến, từ trưa 9.11, vợ chồng ông Trần Bỉ, 70 tuổi, ngụ ở thôn Mỹ Huệ 2, xã Bình Dương tất bật mua các, dồn bao để chằn chống trên mái nhà.
Lo lắng cho căn nhà của gia đình, từ trưa 9.11, vợ chồng ông Trần Bỉ, 70 tuổi, ngụ ở thôn Mỹ Huệ 2, xã Bình Dương tất bật mua cát, dồn bao để chằn chống trên mái nhà. "Mình sống trong vùng lũ đã quen rồi nhưng mấy ngày nay nghe thông tin về cơn bão số 6 lớn nhất trong năm 2019, vợ chồng tôi run quá. Mình sẵn sàng để ứng phó vẫn tốt hơn", ông Bỉ nói.

 

Hàng xóm nhà ông Bỉ cũng tất bật để chằn chống nhà cửa.
Hàng xóm nhà ông Bỉ cũng tất bật để chằng chống nhà cửa. "Những lúc mưa bão thế này, có đàn ông trong nhà cũng với bớt phập phồng, lo âu", bà Huỳnh Thị Nở, 69 tuổi, cũng ngụ tại thôn Mỹ Huệ 2 bộc bạch.

 

Không chỉ có sắt thép, cát, xi măng mà cả ngói cũng được người dân tận dụng để chống lại sức gió của cơn bão số 6.
Không chỉ có sắt thép, cát, xi măng mà cả ngói cũng được người dân tận dụng để chống lại sức gió của cơn bão số 6.

 

Trong những ngày này, các loại dây dừa được các tạp hóa bán chạy.
Trong những ngày này, các loại dây dừa được các quày tạp hóa bán khá chạy.

 

890
Cùng việc lo lắng cho tài sản của gia đình thì việc chăm sóc đàn vật nuôi luôn được người dân chú trọng.

 

Cùng việc lo lắng cho tài sản của gia đình thì việc chăm sóc đàn vật nuôi luôn được người dân chú trọng.
Đây là cách mà người dân ứng phó với mưa bão, lo lắng cho những ngày mất điện.

 

Nhiều người còn tranh thủ phát dọn cây cối xung quanh để tránh ngã đổ vào nhà cửa, dây điện.
Nhiều người còn tranh thủ phát dọn cây cối xung quanh để tránh ngã đổ vào nhà cửa, dây điện.
Vào những ngày nước dâng thì các loại thuyền, thúng sẽ rất tiện lợi cho người dân Bình Dương trong việc di dời người và tài sản.
Vào những ngày nước dâng thì các loại thuyền, thúng sẽ rất tiện lợi cho người dân Bình Dương trong việc di dời người và tài sản.

 

Những người đàn ông trong làng luôn thấp thỏm, lo âu. Anh Vỹ, 27 tuổi, một chủ tàu ở Mỹ Huệ 3 cho biết, chỉ mong cơn bão không gây nhiều thiệt hại cho bà con, để khi trời yên biển lặng tiếp tục làm việc, kiếm tiền mua nhiên liệu, gọi bạn để sau Tết lại vươn khơi.
Những người đàn ông trong làng luôn thấp thỏm, lo âu. Anh Vỹ, 27 tuổi, một chủ tàu ở Mỹ Huệ 3 cho biết, chỉ mong cơn bão không gây thiệt hại cho bà con, để khi trời yên biển lặng tiếp tục làm việc, kiếm tiền mua nhiên liệu, gọi bạn để sau Tết lại vươn khơi.
Các tiểu thương ở chợ Bình Dương cho biết, so với những ngày trước, trong những ngày cận kề bão, các tiểu thương ở chợ đều bán tới khuya mới về để bà con trong xã đến mua thức ăn dự trữ.
Các tiểu thương ở chợ Bình Dương cho biết, so với những ngày trước, trong những ngày cận kề bão, các tiểu thương ở chợ đều bán tới khuya mới về để bà con trong xã đến mua thức ăn dự trữ.

 

Trong khi người lớn lo lắng, phập phồng lo sợ về những thiệt hại cơn bão có thể xảy ra thì những đứa trẻ ở các làng quê vẫn hồn nhiên trước bão. Tất cả người dân đều mong đợi một cuộc sống bình yên khi cơn bão đi qua.
Trong khi người lớn lo lắng, phập phồng lo sợ về những thiệt hại cơn bão có thể xảy ra thì những đứa trẻ ở các làng quê vẫn hồn nhiên trước bão. Tất cả người dân đều mong đợi một cuộc sống bình yên khi cơn bão đi qua.

G.N 


.