Những người đam mê xe đạp cổ

11:07, 24/07/2013
.

(QNĐT)- Hơn nữa thập kỷ qua nhưng ông Nguyễn Văn Thành (86 tuổi) trú ở đường Võ Thị Sáu (phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi) vẫn còn giữ nguyên vẹn chiếc xe đạp Pháp. Từ niềm đam mê đó, nhiều người dân ở khu phố Võ Thị Sáu đã lặn lội từ khắp mọi miền đất nước sưu tầm loại xe cổ này, từ con số 1 chiếc đến nay đã lên 40 chiếc.

Sáng chủ nhật ở góc cà phê nhỏ trên đường Lê Lợi (TP Quảng Ngãi), chúng tôi tình cờ gặp hội những người đam mê xe đạp cổ. Cuộc đàm tiếu của họ không dừng lại ở niềm đam mê mà còn có cả cuộc hành trình dài đi sưu tầm loại xe cổ này.

 

Một trong những chiếc xe đạp cổ
Một trong những chiếc xe đạp cổ


Theo chân những người đam mê loại xe cổ, chúng tôi đến găp ông Nguyễn Đức Oanh (64 tuổi) ở đường Võ Thị Sáu (TP Quảng Ngãi), Ông là bệnh binh, cũng là một trong những người giữ chiếc xe đạp cổ lâu nhất. Ông Oanh cho biết: “để phục vụ công tác hoạt động bí mật trong lòng địch, ông đã ngụy trang bằng nghề sửa xe đạp…Trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, cho dù nhiều người đến hỏi mua nhưng ông vẫn một mực giữ lại chiếc xe đạp cổ này để làm kỷ niệm”.

Là người lớn tuổi nhất trong hội, ông Nguyễn Văn Thành cho hay: “Năm 1958, Pháp đô hộ Việt Nam, kể từ đó, chiếc xe đạp Pháp xuất hiện trên khắp đất nước. Ngày đó, ông cũng làm nghề sửa xe đạp, đây là loại xe tốt, sườn xe bằng nhôm, có độ bền và chịu lực cao, nên ông mua lại một chiếc với giá 20 đồng, chỉ thấp hơn chiếc xe máy lúc đó 5 đồng. Chính vì độ bền và có trọng lượng rất nhẹ của loại xe mày mà người dân Việt Nam lúc đó thường hay mua lại để vận chuyển hàng…”

 

Nhãn hiệu
Nhãn mác xe vẫn còn nguyên hiệu: Royel Speedy Pari 531. Reynolds.

Xuất phát từ 2 chiếc xe đạp cổ, những người ở thế hệ sau trên khu phố Võ Thị Sáu đã cất công đi sưu tầm loại xe đạp cổ này. Anh Nguyễn Thiên Vân – chủ tiệm sửa xe Lộc Vân, là người chuyên tu dưỡng lại những chiếc xe cổ cho biết: “Nhìn những chiếc xe đạp cổ mình thất rất thích, phụ tùng rất đẹp và bền, xuất phát từ niềm đam mê đó nên gần mười năm nay, mình luôn đi sưu tầm loại xe cổ này. Hể nghe tin ở nơi nào có loại xe này là mình tới tìm mua.
Sáng nào những ngưới say mê xe đạp cổ cũng tụ tập lại rồi
Sáng ngày nào những ngưới say mê xe đạp cổ cũng tụ tập lại rồi cùng nhau đạp khắp phố để tập thể dục.


Tuy nhiên, không phải chiếc xe nào cũng còn nguyên vẹn, vì trải qua thời gian rất dài, nhiều xe đã được thay đồ mới…. chỉ còn lại nhãn mác, ốc chuồng hay y đông (bằng nhôm) nhưng vì mê quá mình mua lại, sau đó về lắp ráp lại thành bộ xe cổ. Gần mười năm qua, mình cùng một số anh em ở đường Võ Thị Sáu đã nhiều lần đi tận vào tỉnh An Giang hay Gia Lai để sưu tầm loại xe cổ này. Vì chất liệu cùng như độ bền nên loại xe này chủ yếu còn tồn tại ở vùng nông thôn, người dân dùng để chở lúa mùa vụ là chính…”

Xuất phát từ đam mê đó mà hiện này ở khu phố Võ Thị Sáu đã có đến 40 chiếc xe đạp cổ được quy tụ từ khắp mọi miền đất nước. Ông Trần Hồng Tâm, trú phường Chánh Lộ (TP Quảng Ngãi) tâm sự: “Ở thời buổi bùng nổ các loại xe máy, thậm chí cả ô tô, nhà nhà đua nhau mua xe xịn và chính thế ít ai còn nghĩ đến chiếc xe đạp nhẹ nhàn, tiện lợi và đem lại sức khỏe. Ngoài ra việc sử dụng xe đạp còn góp phần giữ môi trường trong sach hơn, nên chúng tôi nghĩ rằng việc đi xe đạp có ý nghĩa rất thiết thực…”   

 

Bài, ảnh: Văn Nam


.